Thế giới

Chỉ số giá lương thực thế giới tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2011

ClockThứ Sáu, 04/06/2021 14:57
TTH.VN - Theo cơ quan lương thực của Liên Hiệp Quốc (LHQ), giá lương thực thế giới trong tháng 5 đã tăng với tốc độ hàng tháng nhanh nhất trong hơn một thập kỷ, đạt mức tăng trong tháng thứ 12 liên tiếp, lên mức cao nhất kể từ tháng 9/2011.

Thế giới đang đứng trên “bờ vực” của nhiều khủng hoảngTận dụng đổi mới, hợp tác để củng cố an ninh lương thực châu Á - Thái Bình DươngLHQ: Đại dịch có thể châm ngòi cho tình trạng khẩn cấp lương thực toàn cầu

Người dân mua sắm lương thực tại một siêu thị ở Brazil. Ảnh minh họa: THX/TTXVN

Bên cạnh đó, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp LHQ (FAO) cũng đưa ra dự báo đầu tiên về sản lượng ngũ cốc thế giới vào năm 2021, dự báo sản lượng đạt gần 2,821 tỷ tấn, một kỷ lục mới và tăng 1,9% so với mức được ghi nhận trong năm 2020.

Chỉ số giá lương thực của FAO đã đạt trung bình 127,1 điểm vào tháng trước. Đây là chỉ số đo lường những thay đổi hàng tháng đối với các loại lương thực, bao gồm ngũ cốc, hạt có dầu, các sản phẩm từ sữa, thịt, và đường. So với cùng kỳ một năm trước đó, giá lương thực đã tăng 39,7% trong tháng 5.

Trong đó, chỉ số giá ngũ cốc của FAO ghi nhận mức tăng 6% trong tháng 5 so với tháng trước, và tăng 36,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Chỉ số giá dầu thực vật tăng 7,8% trong tháng 5, chủ yếu nhờ giá dầu cọ, đậu nành, và cải dầu tăng.

Giá dầu cọ được thúc đẩy bởi tăng trưởng sản xuất chậm ở khu vực Đông Nam Á; trong khi đó, triển vọng nhu cầu toàn cầu mạnh mẽ, đặc biệt là từ lĩnh vực dầu diesel sinh học đã thúc đẩy giá dầu đậu nành tăng.

Chỉ số giá đường ghi nhận mức tăng 6,8% so với tháng trước đó, phần lớn là do sự chậm trễ trong thu hoạch và lo ngại về năng suất cây trồng giảm ở Brazil, nhà xuất khẩu đường lớn nhất thế giới, FAO cho biết thêm.

Chỉ số giá thịt tăng 2,2% so với tháng 4, trong đó giá của tất cả các loại thịt tăng nhờ tốc độ nhập khẩu nhanh hơn của các quốc gia Đông Á, chủ yếu là Trung Quốc. Giá sữa cũng tăng 1,8% so với cùng kỳ tháng trước đó, và tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cũng theo FAO, dự báo của họ về sản lượng ngũ cốc thế giới kỷ lục trong năm nay được củng cố bởi mức tăng trưởng sản lượng ngô hàng năm dự kiến ​​đạt 3,7%. Sản lượng lúa mì toàn cầu được dự báo tăng 1,4% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi sản lượng gạo được dự báo sẽ tăng 1%.

Tiêu thụ ngũ cốc trên thế giới trong niên vụ 2021/22 được dự báo tăng 1,7% lên mức đỉnh mới là 2,826 tỷ tấn, cao hơn mức sản xuất. “Tổng lượng tiêu thụ thực phẩm ngũ cốc được dự báo sẽ tăng cùng với dân số thế giới”, cơ quan lương thực của LHQ nhận định.

Thanh Ngân (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thụy Sĩ là nền kinh tế có sức cạnh tranh nhân tài cao nhất thế giới

Trong năm thứ 11 liên tiếp, Thụy Sĩ tiếp tục đứng đầu danh sách, trở thành nền kinh tế có sức cạnh tranh lớn nhất thế giới trong việc thu hút nhân tài, cho thấy nguồn nhân tài mạnh mẽ và ổn định của nền kinh tế này bất chấp bối cảnh việc làm toàn cầu đang thay đổi nhanh chóng, theo Bảng xếp hạng Nhân tài thế giới IMD năm 2024.

Thụy Sĩ là nền kinh tế có sức cạnh tranh nhân tài cao nhất thế giới
COP29 kêu gọi tăng gấp 6 lần lượng dự trữ năng lượng toàn cầu

Chủ nhà của Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc (COP29) năm nay sẽ kêu gọi hơn 190 quốc gia ủng hộ mục tiêu của Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) nhằm tăng gấp 6 lần khả năng lưu trữ năng lượng toàn cầu vào năm 2030, thông tin mới trên trang The Business Times cập nhật.

COP29 kêu gọi tăng gấp 6 lần lượng dự trữ năng lượng toàn cầu
LHQ: Nạn đói thảm khốc tăng gấp đôi vào năm 2024

Được biên soạn bởi một nhóm các cơ quan của Liên hợp quốc gồm Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), Chương trình Lương thực Thế giới (WFP)…, báo cáo toàn cầu mới cập nhật về khủng hoảng lương thực cho thấy gần 2 triệu người hiện đang phải vật lộn với tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng nhất, được phân loại là mức độ 5 trên thang đánh giá IPC toàn cầu - nấc thang theo dõi nạn đói. Về số liệu tổng thể, số người đang phải gánh chịu nạn đói đã tăng gấp đôi vào năm 2024, chủ yếu là do tác động tiêu cực từ các cuộc xung đột đang diễn ra ở Gaza và Sudan.

LHQ Nạn đói thảm khốc tăng gấp đôi vào năm 2024
Return to top