Thế giới

COP28: Những cam kết đạt được

ClockThứ Năm, 14/12/2023 12:42
TTH.VN - Theo tổng hợp của AFP, Hội nghị thượng đỉnh khí hậu của Liên Hiệp Quốc (COP28) đã huy động được một loạt các cam kết tự nguyện trước khi đạt được thỏa thuận cuối cùng mang tính bước ngoặt kêu gọi “chuyển đổi” khỏi nhiên liệu hóa thạch.

Hơn 110 quốc gia sẽ tham gia thỏa thuận tăng gấp 3 sản lượng năng lượng tái tạoTổng Thư ký Liên Hiệp quốc kêu gọi các nước phát triển thực hiện đầy đủ cam kết về khí hậuCần đến hàng tỷ USD cho Quỹ Tổn thất và Thiệt hại vì khí hậu

 COP28 khai mạc với "chiến thắng" về quỹ khí hậu. Ảnh: COP28

Hôm 12/12, Chủ tịch COP28 Sultan Al Jaber cho biết hai tuần đàm phán vừa qua đã huy động được hơn 85 tỷ USD cùng 11 cam kết và tuyên bố hành động vì khí hậu.

Cùng điểm lại một số cam kết lớn nhất đạt được tại hội nghị năm nay:

Quỹ Tổn thất và Thiệt hại

COP28 chứng kiến sự ra mắt của quỹ “Tổn thất và Thiệt hại” nhằm giúp các quốc gia dễ bị tổn thương đối phó với những tác động ngày càng nghiêm trọng và tốn kém do các thảm họa khí hậu gây nên.

Theo Chủ tịch COP28, quỹ này đã nhận được các cam kết tài chính với tổng trị giá khoảng 792 triệu USD trong các cuộc đàm phán.

Trong khi đó, Quỹ Khí hậu Xanh - tập trung vào việc hỗ trợ các nước đang phát triển trong hành động khí hậu, đã nhận được khoản tăng thêm 3,5 tỷ USD cho lần bổ sung thứ hai, với cam kết tài trợ 3 tỷ USD từ Mỹ.

Tăng gấp 3 lần năng lượng tái tạo

132 quốc gia đã cam kết tăng gấp 3 lần công suất năng lượng tái tạo trên toàn thế giới vào năm 2030 và tăng gấp đôi tốc độ cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng hàng năm. Cam kết này được đưa vào kết quả cuối cùng của các cuộc đàm phán, được xem như một chiến thắng đáng kể cho những người ủng hộ chuyển đổi sang năng lượng xanh.

Nhiên liệu hóa thạch

Trong các cuộc đàm phán tại COP28, Liên minh coi than đá là quá khứ (PPCA) nhằm loại bỏ dần nhiên liệu hoá thạch, đã kết nạp hơn 10 thành viên mới - bao gồm cả Mỹ và UAE. Hơn 80% các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và Liên minh châu Âu (EU) hiện đã cam kết tham gia liên minh PPCA.

Colombia đã trở thành một trong những nhà sản xuất nhiên liệu hóa thạch lớn nhất thế giới tham gia Sáng kiến Hiệp ước Không phổ biến nhiên liệu hóa thạch - một phong trào do các quốc đảo dễ bị tổn thương về khí hậu dẫn đầu, nhằm ngăn chặn việc thăm dò và mở rộng nhiên liệu hóa thạch cũng như loại bỏ dần hoạt động sản xuất hiện có phù hợp với các mục tiêu của Thỏa thuận Khí hậu Paris, đồng thời hỗ trợ quá trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo.

Hơn 100 thành phố và chính quyền địa phương cũng cùng nhau kêu gọi ủng hộ hiệp ước, dù không đạt được kết quả như mong đợi.

Tăng gấp 3 lần công suất năng lượng hạt nhân

Hơn 20 quốc gia do Mỹ dẫn đầu đã kêu gọi tăng gấp 3 công suất năng lượng hạt nhân của thế giới vào năm 2050. Thực tế, năng lượng hạt nhân hầu như không tạo ra khí nhà kính, nhưng sự cố cố rò rỉ phóng xạ tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi ở Nhật Bản năm 2011 đã gây ra những mối lo ngại lớn.

Ngoài ra, các chuyên gia và nhà hoạt động cũng chỉ ra rằng các nhà máy hạt nhân mới có thể phải mất hàng thập kỷ mới đi vào hoạt động, trong khi việc xây dựng năng lượng tái tạo lại nhanh hơn đáng kể.

Thực phẩm và nông nghiệp

Cần thúc đẩy phát triển nông nghiệp xanh, phát thải carbon thấp. Ảnh minh họa: VNEconomy 

Gần 160 quốc gia đã đồng ý ưu tiên hệ thống lương thực và nông nghiệp trong kế hoạch khí hậu quốc gia của mỗi nước.

Tuyên bố không mang tính ràng buộc này đã nhận được sự hoan nghênh từ các nhà quan sát, khi hệ thống thực phẩm ước tính chịu trách nhiệm cho khoảng 1/3 lượng khí nhà kính do con người tạo ra.

Tuy nhiên, một số nhà hoạt động chỉ trích tuyên bố đang thiếu các mục tiêu cụ thể - và không đề cập đến nhiên liệu hóa thạch, cũng như không phát đi bất kỳ tín hiệu nào kêu gọi chuyển đổi sang chế độ ăn uống bền vững hơn.

Đặt sức khỏe làm trung tâm

Hơn 140 quốc gia đã ký tuyên bố “đặt sức khỏe làm trung tâm của các hành động vì khí hậu”. Tuyên bố này kêu gọi các chính phủ tăng cường hành động đối với các tác động sức khỏe liên quan đến khí hậu như nhiệt độ cực cao, ô nhiễm không khí và các bệnh truyền nhiễm.

Các thống kê cho thấy mỗi năm, gần 9 triệu người tử vong vì không khí ô nhiễm, trong khi 189 triệu người khác phải hứng chịu các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt.

Giảm khí thải làm mát

Hơn 60 quốc gia cam kết giảm lượng khí thải của các thiết bị làm mát vốn tiêu tốn nhiều năng lượng - như máy điều hòa không khí và tủ lạnh, với mức giảm ít nhất 68% trên toàn cầu vào năm 2050.

Cam kết tự nguyện này cũng nhằm mục đích cung cấp các biện pháp làm mát bền vững hơn cho thêm 3,5 tỷ người đang phải vật lộn với tình trạng nhiệt độ tăng cao.

Quỹ đầu tư khí hậu của UAE

Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE) - nước chủ nhà của COP28, cho biết đang đầu tư 30 tỷ USD vào quỹ đầu tư khí hậu tư nhân mới.

Với tên gọi Alterra, quỹ này sẽ phân bổ 25 tỷ USD cho các chiến lược khí hậu ở các nước đang phát triển và 5 tỷ USD để khuyến khích dòng đầu tư vào khu vực Nam bán cầu, và hy vọng sẽ thu hút khoản đầu tư trị giá 250 tỷ USD vào năm 2030.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ AFP)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dự án Khu du lịch Suối Voi: Yêu cầu nhà đầu tư cam kết về tiến độ thực hiện dự án

Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh yêu cầu Công ty TNHH Đầu tư Thương mại và Dịch vụ Hoa Lư - Huế (Công ty Hoa Lư - Huế) chủ đầu tư Dự án (DA) Khu du lịch Suối Voi (Phú Lộc) phải có văn bản cam kết về tiến độ thực hiện DA, trong đó nêu rõ cam kết chấm dứt hoạt động một phần DA nếu giai đoạn 1, 2 không hoàn thành theo đúng tiến độ.

Dự án Khu du lịch Suối Voi Yêu cầu nhà đầu tư cam kết về tiến độ thực hiện dự án
Đối thoại Chuyển đổi Năng lượng Berlin lần thứ 10:
Thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng tái tạo

Các quan chức đến từ hơn 70 quốc gia đang nhóm họp tại Đối thoại Chuyển đổi Năng lượng Berlin lần thứ 10, được tổ chức tại thủ đô Berlin của Đức từ ngày 19 - 20/3, để thảo luận về cách thức hiện thực hóa các mục tiêu của Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP28).

Thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng tái tạo
Cam kết gần 600 triệu USD để loại bỏ ung thư cổ tử cung

Các nhà tài trợ y tế toàn cầu vừa cam kết gần 600 triệu USD để hướng đến việc loại bỏ ung thư cổ tử cung, tại “Diễn đàn loại bỏ ung thư cổ tử cung toàn cầu: Thúc đẩy lời kêu gọi hành động” đang được tổ chức từ ngày 5 - 7/3 ở thành phố Cartagena de Indias, Colombia.

Cam kết gần 600 triệu USD để loại bỏ ung thư cổ tử cung
7 khách sạn tiên phong hành động giảm rác thải nhựa

Trong khuôn khổ thoả thuận của Dự án (DA): “Huế - Đô thị Giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam” nhằm “Thực hành giảm nhựa trong ngành du lịch", góp phần đưa Huế trở thành đô thị giảm nhựa vào năm 2024, ngày 28/2, Hiệp hội Du lịch Thừa Thiên Huế tổ chức lễ công bố kế hoạch hành động giảm rác thải nhựa (RTN) của 7 đơn vị trong hoạt động kinh doanh khách sạn trên địa bàn TP. Huế, gồm Villa Huế, Azerai La Résidence Huế, Melia Vinpearl Huế, ÊMM Huế, Mường Thanh Huế, Alba Spa Huế và Thanh Lịch.

7 khách sạn tiên phong hành động giảm rác thải nhựa
Return to top