Thế giới

Cơ chế COVAX thừa nhận bị thiếu 1/3 số lượng vắc xin COVID-19

ClockThứ Năm, 09/09/2021 10:45
Ngày 8-9, lãnh đạo chương trình COVAX - cơ chế phân phối vắc xin COVID-19 công bằng toàn cầu - cho biết lượng vắc xin mà cơ chế này có thể cung cấp đến cuối năm nay bị giảm 30% so với kế hoạch ban đầu.

Đến cuối năm, các nước giàu có thể dư 1,2 tỷ liều vaccine COVID-19Nỗ lực phân phối vắc xin COVID-19 trên toàn cầu ra sao?COVAX đặt mục tiêu triển khai vaccine Covid-19 tại hơn 100 nước trong vài tuần tới

Cán bộ Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương của Việt Nam ghi chép số vắc xin đã nhận - Ảnh: WHO Việt Nam

Mục tiêu ban đầu của COVAX là 2 tỉ liều, nhưng phải đến quý 1-2022 thì COVAX mới đạt được mục tiêu này. 

Trong tuyên bố ngày 8-9, COVAX cho biết quyết định hạ mục tiêu cung ứng vắc xin trong năm xuống còn 1,425 tỉ liều dựa trên nhiều yếu tố, trong đó có nguyên nhân Ấn Độ hạn chế xuất khẩu vắc xin. 

Viện Serum Ấn Độ - đơn vị sản xuất vắc xin của Hãng AstraZeneca, là đơn vị cung ứng vắc xin chủ lực cho COVAX. Tuy nhiên, Ấn Độ đã buộc phải hạn chế xuất khẩu vắc xin để ứng phó với làn sóng dịch bệnh trong nước.

Ngoài ra, việc sản xuất vắc xin của Hãng Johnson & Johnson gặp vấn đề và sự chậm trễ nộp đơn xin cấp phép vắc xin của Công ty Novavax (Mỹ) và Clover Biopharmaceuticals (Trung Quốc) cũng ảnh hưởng đến nguồn cung vắc xin cho COVAX.

Tuyên bố của COVAX thừa nhận: "Hiện khả năng của COVAX bảo vệ những người dễ bị tổn thương nhất trên thế giới tiếp tục bị ảnh hưởng do các lệnh cấm xuất khẩu, ưu tiên các thỏa thuận song phương của các nhà sản xuất và quốc gia, những thách thức liên tục phát sinh trong việc mở rộng sản xuất của một số nhà sản xuất chính và sự chậm trễ trong việc nộp đơn xin phê duyệt theo quy định".

Seth Berkley, giám đốc điều hành của GAVI - Liên minh toàn cầu về vắc xin và tiêm chủng, nói với truyền thông: "Tình thế này dĩ nhiên là xấu với toàn thế giới trong lúc chúng ta chứng kiến nhiều hậu quả thảm khốc khi virus không được kiểm soát".

Trong khi đó, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết các quốc gia có thu nhập thấp đã sẵn sàng thực hiện các chiến dịch tiêm vắc xin ngừa COVID-19 một cách hiệu quả. Đã đến lúc các nhà sản xuất và các nước giàu thực hiện cam kết cung cấp vắc xin để giảm bớt bất bình đẳng về y tế toàn cầu. 

Đây là lúc “thể hiện sự lãnh đạo thực sự, không phải những lời hứa suông”, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus - giám đốc WHO - tuyên bố.

Cơ chế COVAX do WHO, GAVI và Liên minh Đổi mới sáng tạo sẵn sàng cho dịch bệnh (CEPI) đồng chỉ đạo.

Theo COVAX, mới chỉ có 20% số người dân ở các nước thu nhập thấp và trung bình được tiêm mũi đầu trong khi tỉ lệ này ở các nước giàu là 80%. COVAX kêu gọi các nước giàu hãy chia sẻ nhiều vắc xin hơn.

Theo Tuoitre

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyển đổi từ cơ chế “phân cấp” sang “phân quyền” để quản lý, khai thác tài sản công hiệu quả

Chính phủ đề xuất sửa đổi quy định về thẩm quyền quyết định trong mua sắm, thuê, quản lý, sử dụng, xử lý tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, từ cơ chế Chính phủ, bộ, cơ quan Trung ương, HĐND cấp tỉnh “phân cấp” thẩm quyền sang cơ chế phân quyền cho Chính phủ, bộ, cơ quan Trung ương, HĐND cấp tỉnh “quy định” thẩm quyền nhằm nâng cao hiệu quả trong quản lý, sử dụng tài sản công.

Chuyển đổi từ cơ chế “phân cấp” sang “phân quyền” để quản lý, khai thác tài sản công hiệu quả
ASEAN hướng đến mục tiêu an ninh và tự lực vaccine cho khu vực

Trong những năm gần đây, tầm quan trọng của vaccine đã và đang được nhấn mạnh. Đại dịch COVID-19 đã phơi bày khoảng cách về năng lực của nhiều quốc gia, bao gồm cả các nước trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) khi nói đến đảm bảo tiếp cận vaccine kịp thời. Tương tự như các khu vực khác, ASEAN đã nhận ra nhu cầu cấp thiết phải tăng cường hệ sinh thái/cơ sở hạ tầng vaccine bằng cách sử dụng sáng kiến An ninh và Tự lực vaccine (AVSSR) để đối phó với những vấn đề này.

ASEAN hướng đến mục tiêu an ninh và tự lực vaccine cho khu vực
Return to top