Thế giới

Cộng đồng Bỉ nói tiếng Pháp muốn duy trì hợp tác hiệu quả với Việt Nam

ClockChủ Nhật, 26/09/2021 14:55
Năm 2021 đánh dấu 25 năm thành lập Phái đoàn Wallonia-Brussels tại Việt Nam.

Nhật Bản, Việt Nam ký kết thỏa thuận chuyển giao công nghệ, thiết bị quốc phòng'Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội nâng tầm quan hệ Việt Nam-EU'Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Kishi Nobuo thăm Việt NamGWEC: 6,7 tỉ USD đầu tư cho điện gió ở Việt Nam gặp rủi ro do COVID-19Ba Lan viện trợ Việt Nam 501.600 liều vaccine ngừa COVID-19

Ông Nicolas Derveaux, đại diện các chính phủ vùng Wallonia và Cộng đồng người Bỉ nói tiếng Pháp tại Việt Nam. (Ảnh: Hương Giang/TTXVN)

Nhân kỷ niệm 50 năm thành lập cộng đồng người Bỉ nói tiếng Pháp (27/9), phóng viên Thông tấn xã Việt Nam tại Brussels đã phỏng vấn ông Nicolas Derveaux, đại diện các chính phủ vùng Wallonia và cộng đồng người Bỉ nói tiếng Pháp tại Việt Nam, về mối quan hệ hợp tác giữa hai bên.

Quan hệ hợp tác hiệu quả, trọng tâm vào giáo dục và văn hóa

Điểm lại những dấu mốc quan trọng trong mối quan hệ hợp tác giữa cộng đồng người Bỉ nói tiếng Pháp và Việt Nam trong suốt 25 năm qua, ông Nicolas Derveau nhấn mạnh tăng cường các dự án kết hợp giữa nghiên cứu khoa học và phát triển kinh tế sẽ là ưu tiên chung hàng đầu của Phái đoàn Wallonia-Brussels. Quan hệ đối tác đôi bên cùng có lợi sẽ được thực hiện trong nhiều lĩnh vực như công nghệ sinh học, y tế và môi trường. Hợp tác học thuật và văn hóa vẫn tiếp tục được tăng cường.

Quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Phái đoàn Wallonia-Brussels được thiết lập từ năm 1993. Năm 1996, Phái đoàn Wallonia-Brussels tại Việt Nam được thành lập. Sáu năm sau, quan hệ song phương phát triển tốt đẹp với việc ký kết một thỏa thuận quan trọng giữa Chính phủ Việt Nam và cộng đồng người Bỉ nói tiếng Pháp, vùng Wallonia và Ủy ban cộng đồng tiếng Pháp vùng Thủ đô Brussels (COCOF). Kể từ đó, hơn 30 chuyến thăm chính thức cấp cao đã giúp tăng cường mối quan hệ đối tác và sự tin cậy lẫn nhau, sự chia sẻ chuyên môn hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

Cho tới nay, 783 dự án chung do Ủy ban hỗn hợp Việt Nam-Phái đoàn Wallonia-Brussels phê duyệt đã thu được kết quả khả quan. Hơn 800 người Việt Nam được nhận học bổng, theo diện trao đổi chuyên gia. Hợp tác được chú trọng đặc biệt trong lĩnh vực y tế, môi trường, công nghệ mới, giáo dục đại học, đào tạo nghề và nghiên cứu khoa học, cũng như văn hóa và Pháp ngữ...

Phái đoàn Wallonia-Brussels đã giúp phát triển mạng lưới bác sỹ gia đình trên gần như toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Một nhóm chuyên gia y tế đa ngành, bao gồm bác sĩ gia đình, y tá, dược sỹ, nhà vật lý trị liệu và nhà tâm lý học, được thành lập từ năm 2013, nhằm triển khai hệ thống chăm sóc ban đầu tại Việt Nam vì sức khỏe của người dân.

Trong lĩnh vực văn hóa, Phái đoàn Wallonia-Brussels tại Hà Nội khởi xướng nhiều hoạt động văn hóa quan trọng được tổ chức thường niên như Liên hoan âm nhạc châu Âu, Liên hoan phim tài liệu Việt Nam-châu Âu, Liên hoan múa châu Âu, Liên hoan phim tình yêu Wallonia-Brussels…

Liên quan đến nhạc jazz, truyện tranh, văn học, điện ảnh... rất nhiều tên tuổi lớn trong cộng đồng tiếng Pháp của Bỉ đã được mời đến Việt Nam để gặp gỡ, thuyết trình, hội thảo,... với công chúng và giới chuyên môn của Việt Nam, từ đó thiết lập các dự án hợp tác.

Tại các lễ hội lớn của Việt Nam như Festival Huế hay Festival nhạc rock Gió Mùa, luôn có sự tham gia của các nghệ sỹ đến từ Phái đoàn Wallonia-Brussels.

Việc hợp tác, giao lưu được thể hiện qua những con số ấn tượng: khoảng 100 bộ phim Bỉ nói tiếng Pháp đủ thể loại đã được trình chiếu tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố khác.

Hàng trăm cuốn sách đã được xuất bản bằng tiếng Việt như các tác phẩm văn học của Maurice Maeterlinck (Giải Nobel Văn học 1911), Jean-Pierre Orban, Jean-Philippe Toussaint, truyện tranh Tintin, The Smurfs, Lucky Luke, Petit Spirou… Văn học của cộng đồng người Bỉ nói tiếng Pháp vì thế mà có được chỗ đứng vững chắc trong lòng độc giả Việt Nam.

Truyện tranh Tintin

Trong gần hai năm qua, đại dịch COVID-19 đã làm gián đoạn các chương trình làm việc theo kế hoạch. Tuy nhiên, theo ông Nicolas Derveaux, với sự nỗ lực của hai bên, trong ba năm qua, Phái đoàn Wallonia-Brussels đã cử 77 chuyên gia Bỉ sang làm việc tại Việt Nam và đón 20 chuyên gia Việt Nam sang thăm và làm việc tại Vương quốc Bỉ.

Ngoài ra, Phái đoàn Wallonia-Brussels đã trao 68 suất học bổng dành cho thực tập sinh, giáo viên, nhà nghiên cứu và nghiên cứu sinh Việt Nam trong khuôn khổ chương trình làm việc này.

Trong tháng Bảy và tháng Tám vừa qua, bốn sinh viên Học viện Ngoại giao và Đại học Hà Nội đã được nhận học bổng tham dự khóa đào tạo trực tuyến bằng tiếng Pháp trong ba tuần về quan hệ quốc tế, ngôn ngữ và văn học do Đại học Mons và Đại học Tự do Brussels giảng dạy.

Cuối năm nay, các liên hoan phim tài liệu, Pháp ngữ, tình yêu sẽ nằm trong chương trình của Phái đoàn tại Hà Nội. Lần đầu tiên, Liên hoan Phim và Truyền hình liên châu Phi của Ouagadougou (FESPACO) sẽ có mặt tại Việt Nam.

Ngoài ra, bối cảnh mới của đại dịch COVID-19 khiến các bên phải triển khai các phương thức làm việc trực tuyến mới thay vì trao đổi trực tiếp, qua email, họp trực tuyến, công bố quốc tế các bài nghiên cứu, đón tiếp nghiên cứu sinh,...

Đa dạng lĩnh vực hợp tác, ưu tiên hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội

Ông Nicolas Derveaux nhấn mạnh trong thời gian tới, quan hệ giữa Việt Nam và Phái đoàn Wallonia-Brussels tiếp tục tăng cường và đa dạng hóa. Phái đoàn Wallonia-Brussels tại Việt Nam, Cơ quan Đầu tư và Xuất khẩu nước ngoài Walloon (AWEX), Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, cơ quan liên quan khác của Việt Nam vẫn đang tham vấn chặt chẽ để tiếp nhận các đề xuất về các dự án hợp tác có triển vọng trong một số các lĩnh vực phát triển chiến lược của cả hai bên, cho ba năm tiếp theo.

Cuộc họp Ủy ban hỗn hợp thường trực lần thứ 11 giữa chính phủ Việt Nam và các chính phủ cộng đồng Pháp ngữ của Bỉ, Vùng Walloon và Ủy ban Cộng đồng Pháp ngữ Vùng Thủ đô Brussels, sẽ diễn ra vào cuối năm 2021 tại Hà Nội.

Trong giai đoạn 2022-2024, phương hướng hợp tác sẽ được xác định trên cơ sở các ưu tiên của Chính phủ Việt Nam trong kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025 và thế mạnh của Wallonia-Brussels, thông qua việc nâng cao mức độ hợp tác truyền thống và tạo ra các lĩnh vực hợp tác mới. Hai bên sẽ tập trung nỗ lực vào hợp tác xã hội, y tế, phát triển nguồn nhân lực có trình độ (giáo dục, đào tạo thường xuyên, luật...) và văn hóa.

Ông Nicolas Dernveaux cho biết "Chúng tôi cũng sẽ tập trung vào nghiên cứu ứng dụng, phát triển công nghiệp, bao gồm các lĩnh vực môi trường và phát triển kinh tế của nghiên cứu khoa học, nông nghiệp, logistic, phối hợp với AWEX. Ngoài ra, còn có các công nghệ mới để củng cố các sáng kiến chung đã được thực hiện trong các chương trình làm việc trước đây."

May hàng xuất khẩu sang thị trường EU tại Công ty May Thái Nguyên. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)

Về Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-Liên minh châu Âu (EVFTA), có hiệu lực từ tháng 8/2020, ông Nicolas Dernveaux cho biết Phái đoàn Wallonia-Brussels hỗ trợ các bộ, ngành Việt Nam tối ưu hóa kiến thức như quyền liên quan đến tranh chấp thương mại, tiêu chuẩn áp dụng, thực tiễn hoạt động, công nghệ áp dụng,...

Ông Nicolas Derveaux khẳng định sẽ phát huy các lĩnh vực thế mạnh của hai bên như nông nghiệp thông minh và an ninh lương thực, hậu cần, công nghệ xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu, đổi mới và chuyển giao công nghệ.

Các lĩnh vực khác nhau này góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, với sự hỗ trợ của AWEX, thúc đẩy lĩnh vực đầu tư và thương mại, giảm bớt khó khăn và rào cản thương mại.

Phái đoàn Wallonia-Brussels sẽ tiếp tục tập trung vào các lĩnh vực đã hợp tác hiệu quả liên quan đến y học gia đình; sức khỏe tâm thần, đặc biệt là đối với những người trẻ tuổi; quản lý quầy thuốc bệnh viện; phòng, chống đại dịch COVID-19; liệu pháp tế bào; y tế điện tử.

Theo TTXVN/Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thắng đậm Myanmar 5-0, đội tuyển Việt Nam sẽ gặp Singapore ở bán kết

Tối 21/12, tại Sân vận động Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, đội tuyển Việt Nam đã có trận đấu gặp đội tuyển Myanmar trong khuôn khổ bảng B, giải vô địch bóng đá Đông Nam Á (ASEAN Cup 2024). Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đến xem, cổ vũ và tặng hoa cho các cầu thủ.

Thắng đậm Myanmar 5-0, đội tuyển Việt Nam sẽ gặp Singapore ở bán kết
Thu giữ hàng nghìn sản phẩm “nhái” thương hiệu nổi tiếng

Ngày 20/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh cho biết vừa phối hợp với Công an huyện Nam Đông phá chuyên án liên quan đến hành vi sản xuất hàng hóa giả mạo, xâm phạm sở hữu công nghiệp các nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ tại Việt Nam.

Thu giữ hàng nghìn sản phẩm “nhái” thương hiệu nổi tiếng
Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Return to top