Thế giới

COP15: Thêm 6 nước cam kết tăng hỗ trợ tài chính bảo tồn hệ sinh thái

ClockThứ Sáu, 16/12/2022 17:36
Tại COP15, nỗ lực bảo tồn hệ sinh thái toàn cầu đã nhận được động lực mới khi có thêm 6 nước phát triển cam kết tăng các khoản hỗ trợ tài chính cho các nước thu nhập thấp hơn để giải quyết vấn đề này.

Australia dành ít nhất 30% diện tích đất để bảo tồn các loài có nguy cơ tuyệt chủngĐông Nam Á: Cần thêm hỗ trợ dành cho các công ty khởi nghiệp công nghệ sâuLuxemburg hỗ trợ 1,13 triệu USD để duy trì chức năng sinh thái của sông MekongThái Lan xây dựng du lịch tiền điện tửSáng kiến Xanh ASEAN: Trồng 10 triệu cây bản địa trong 10 năm tới

Ảnh minh họa. Nguồn: theconversation

Vấn đề các nước giàu sẽ hỗ trợ tài chính cho các nước có thu nhập thấp hơn để bảo tồn hệ sinh thái được xem là một trong những vấn đề gai góc nhất tại COP15.

Tuy nhiên, tại Hội nghị lần thứ 15 Các bên tham gia Công ước Liên hợp quốc về đa dạng sinh học (COP15) đang diễn ra ở Montreal (Canada), nỗ lực bảo tồn hệ sinh thái toàn cầu đã nhận được động lực mới sau khi có thêm 6 nước phát triển cam kết tăng các khoản hỗ trợ tài chính cho các nước thu nhập thấp hơn để giải quyết vấn đề này.

Ngày 15/12, Australia, Nhật Bản, Hà Lan, Na Uy, Tây Ban Nha và Mỹ đã đưa ra cam kết tăng viện trợ tài chính hỗ trợ các nước thu nhập thấp bảo tồn hệ sinh thái. Trước đó, Pháp, Đức, Liên minh châu Âu (EU), Anh và Canada đều điều chỉnh tăng cam kết viện trợ.

Cao ủy châu Âu về Môi trường, đại dương và nghề cá Virginijus Sinkevicius nhấn mạnh những cam kết mới này là một bước tiến vô cùng quan trọng, trong khi người đứng đầu bộ phận vận động toàn cầu của Tổ chức quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF) Claire Blanchard cho rằng những cam kết mới và những cam kết hiện có là một tín hiệu tốt thể hiện ý chí chính trị rất cần thiết tại COP15.

Những cam kết trên được đưa ra trong bối cảnh hàng chục quốc gia đang phát triển trong đó có Brazil, Ấn Độ, Indonesia và nhiều quốc gia châu Phi đang tìm kiếm nguồn tài trợ tham vọng hơn từ các nước giàu cho đến năm 2030 là 100 tỷ USD/năm, tương đương 1% GDP toàn cầu, so với mức hiện nay là khoảng 10 tỷ USD/năm.

Các nước đang phát triển cũng muốn có một quỹ đa dạng sinh học toàn cầu (GBF) mới để hỗ trợ các nước này thực hiện được các mục tiêu đề ra, ví dụ như thành lập các khu bảo tồn. Tuy nhiên, vấn đề này đang vấp phải sự phản đối của các nước phát triển. Thay vào đó, những nước giàu có đề xuất đảm bảo cơ chế tài chính hiện tại dễ tiếp cận hơn.

Phái đoàn các nước hiện đang dự họp COP15 từ ngày 7-19/12 nhằm đạt được thỏa thuận khung kéo dài trong 10 năm hướng tới việc bảo vệ rừng, đại dương và các sinh vật trên khắp hành tinh.

Tương lai của hành tinh đang gặp nguy và các hoạt động của con người gây phá hủy môi trường sống, ô nhiễm và dẫn tới cuộc khủng hoảng khí hậu đang đe dọa đẩy hàng triệu loài động, thực vật tới nguy cơ tuyệt chủng.

Theo TTXVN/Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Công ty Khoa Lê chuyên Dịch vụ chứng minh tài chính du lịch uy tín nhất hiện nay

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đòn bẩy tài chính cho đối tượng chính sách

Chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác là một trong những giải pháp hữu hiệu nhằm hỗ trợ giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội. Với 23 chương trình vay được thực hiện qua Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh, hàng chục nghìn khách hàng trên địa bàn tỉnh đã được tiếp cận vốn vay để phục vụ sản xuất, tạo việc làm và các nhu cầu phúc lợi khác.

Đòn bẩy tài chính cho đối tượng chính sách
Tổng Thư ký Liên hợp quốc kêu gọi cải tổ tài chính toàn cầu

Một số quốc gia nghèo nhất thế giới chi nhiều tiền hơn cho việc trả nợ so với tổng mức chi cho y tế, giáo dục và cơ sở hạ tầng, gây ra sự cản trở nghiêm trọng đến cơ hội phát triển nền kinh tế của họ. Trong bối cảnh đó, Liên hợp quốc (LHQ) đang kêu gọi cải tổ toàn bộ hệ thống tài chính quốc tế, nhằm làm giảm bất bình đẳng và cải thiện cuộc sống của người dân.

Tổng Thư ký Liên hợp quốc kêu gọi cải tổ tài chính toàn cầu
FAO: Rủi ro khí hậu sẽ ảnh hưởng đến lượng cá trên khắp các đại dương

Theo báo cáo mới được công bố của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), những dự báo mới nêu bật những rủi ro khí hậu tiềm ẩn đối với sinh khối cá (khối lượng của các cá thể cá sống trong một khu vực hoặc hệ sinh thái nhất định) có thể khai thác ở hầu hết các khu vực các đại dương trên thế giới, bao gồm các quốc gia có sản lượng cá hàng đầu và những quốc gia phụ thuộc nhiều vào thủy sản.

FAO Rủi ro khí hậu sẽ ảnh hưởng đến lượng cá trên khắp các đại dương
Return to top