Thế giới

COP28 thúc đẩy tài chính và đoàn kết toàn cầu vì rừng và Đại dương

ClockThứ Ba, 05/12/2023 06:58
TTH - Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh của Liên hiệp quốc về Biến đổi Khí hậu (COP28), Chủ tịch COP28 và các đối tác đã trình bày một loạt sáng kiến mới và đầy tham vọng với khoản tài chính cam kết ban đầu trị giá 1,7 tỷ USD để cùng lúc đáp ứng các mục tiêu về khí hậu và đa dạng sinh học.

Châu Á: Khủng hoảng sức khỏe do khí hậu gióng lên cảnh báo trước thềm COP28Hơn 110 quốc gia sẽ tham gia thỏa thuận tăng gấp 3 sản lượng năng lượng tái tạo

 Giải quyết tổn thất thiên nhiên có thể tiết kiệm 104 tỷ USD chi phí thích ứng, cũng như thúc đẩy hành động cần thiết để giảm CO2. Ảnh minh họa: Bộ Công thương Việt Nam

Bà Razan Khalifa Al Mubarak, một quan chức cấp cao của Liên hiệp quốc nhận định: “Việc đảm bảo rằng thiên nhiên ở dạng tổng thể và toàn diện nhất được công nhận, hỗ trợ và tài trợ chính là điều kiện tiên quyết cho hành động vì khí hậu và đây cũng là ưu tiên hàng đầu của Chủ tịch COP28. Sự lãnh đạo chính trị đáng chú ý này, cùng với hỗ trợ và tài trợ tài chính từ các chủ thể phi nhà nước là minh chứng cho vai trò cơ bản của tự nhiên”.

Trong phiên họp vừa qua, các nguyên thủ quốc gia và chính phủ các nước đã công bố các kế hoạch đầu tư và quan hệ đối tác quốc gia, khu vực, trong đó tập trung vào hành động về khí hậu – tự nhiên để thực hiện Thỏa thuận Paris và Khung đa dạng sinh học toàn cầu Côn Minh – Montreal được thông qua gần đây.

Cụ thể, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) sẽ đóng góp 100 triệu USD tài chính mới cho các dự án về khí hậu – tự nhiên, với khoản đầu tư 30 triệu USD ban đầu vào kế hoạch “Ghana kiên cường” của chính phủ Ghana.

Cùng với đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng xác nhận tài trợ cho 3 gói tài chính lâm nghiệp, trong đó bao gồm 100 triệu USD cho Papua New Guinea, 60 triệu USD cho Cộng hòa Congo… để thúc đẩy tài chính tư nhân cho tiến trình bảo tồn và phát triển địa phương thông qua tín dụng Carbon có thể kiểm chứng giao dịch.

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), cùng với Quỹ OPEC, Saudi Arabia… cũng đã công bố sáng kiến về Trung tâm Tài chính Thiên nhiên, với cam kết huy động 1 tỷ USD từ các đối tác phát triển, với mục đích đến năm 2030 sẽ huy động được thêm 2 tỷ USD vốn tài chính tư nhân bổ sung vào các dự án khí hậu tập trung vào thiên nhiên.

Được biết, các kế hoạch về khí hậu – tự nhiên này cũng thúc đẩy tiến trình thực hiện các cam kết trước đó, bao gồm Tuyên bố của các nhà lãnh đạo Gasgow tại COP26, trong đó chứng kiến 145 quốc gia đồng ý ngăn chặn và đảo ngược tình trạng mất rừng và suy thoái đất vào năm 2030, cũng như Khung đa dạng sinh học toàn cầu Côn Minh – Montreal đã được thống nhất vào tháng 12/2022, với 196 quốc gia đồng ý về một khuôn khổ chung nhằm ngăn chặn tổng thiệt hại về thiên nhiên vào năm 2030.

Theo dữ liệu thống kê, giải quyết tổn thất thiên nhiên có thể tiết kiệm 104 tỷ USD chi phí thích ứng và có khả năng cung cấp tới 30% hành động giảm thiểu CO2 cần thiết vào năm 2030. Bên cạnh đó, do 50% GDP toàn cầu phụ thuộc trực tiếp hoặc gián tiếp vào thiên nhiên và các dịch vụ hệ sinh thái khác, việc bảo tồn và phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên sẽ hỗ trợ thịnh vượng kinh tế, với tiềm năng tạo thêm gần 395 tỷ việc làm và bảo vệ 1 tỷ người có sinh kế phụ thuộc trực tiếp vào thiên nhiên.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ COP28)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Các công ty tài chính kêu gọi hành động về ô nhiễm nhựa

Một nhóm gồm 160 công ty tài chính ngày hôm nay (19/4) đã lên tiếng kêu gọi các chính phủ nhất trí về một hiệp ước chấm dứt ô nhiễm nhựa, nhằm giúp thúc đẩy hành động của khu vực tư nhân, trước vòng đàm phán toàn cầu tiếp theo ở Canada.

Các công ty tài chính kêu gọi hành động về ô nhiễm nhựa
Giảm thiểu nguy cơ mất an toàn trong tiếp cận thông tin tài chính

Tăng hiểu biết cho người dân, nhất là đối tượng người yếu thế, người già, phụ nữ, các đối tượng chính sách, người dân vùng sâu, vùng xa… về tài chính không chỉ tăng khả năng tiếp cận tín dụng giúp họ độc lập trong phát triển kinh tế, mà còn giảm thiểu được những rủi ro tài chính, nguy cơ mất an toàn trong tiếp cận thông tin tài chính.

Giảm thiểu nguy cơ mất an toàn trong tiếp cận thông tin tài chính
Chi phí nợ kỷ lục, nhiều quốc gia không đủ tài chính để chi tiêu cho khí hậu

Theo một báo cáo vừa được Đại học Boston công bố trước thềm hội nghị mùa xuân của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ diễn ra ngày 17 - 19/4 tới, các quốc gia mới nổi sẽ phải chi mức kỷ lục 400 tỷ USD để trả nợ nước ngoài trong năm nay và gần 40 quốc gia không thể chi số tiền cần thiết cho việc thích ứng với khí hậu và phát triển bền vững.

Chi phí nợ kỷ lục, nhiều quốc gia không đủ tài chính để chi tiêu cho khí hậu
Return to top