Thế giới

Cuba cải cách kinh tế - cơ hội cho các doanh nghiệp nhỏ vươn mình

ClockChủ Nhật, 12/12/2021 16:53
TTH.VN - Henry và Yendri Garcia - hai anh em người Cuba, từ lâu đã bán những hũ kem tự làm tại thị trấn nhỏ Bauta bên ngoài thủ đô Havana, nhưng giờ đây họ đang bắt đầu “mơ lớn”.

Tạo thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu và đầu tư vào CubaViệt Nam ủng hộ Nghị quyết kêu gọi Mỹ chấm dứt cấm vận kinh tế CubaThủ đô Havana của Cuba kỷ niệm tròn 500 năm tuổiĐối phó khủng hoảng kinh tế, Cuba cân nhắc sử dụng tiền điện tửCuba cải cách Hiến pháp công nhận nền kinh tế thị trường

Một chiếc xe kéo theo rơ-mooc bán kem mang nhãn hiệu Helados Cid của anh em nhà Garcia trên đường phố thủ đô Havana. Ảnh: Reuters

Tháng 8/2021, Cuba chính thức dỡ bỏ lệnh cấm đối với các công ty tư nhân vốn đã được áp dụng từ năm 1968, một động thái khiến nhiều người dân Cuba chạy đua để giành lấy các cơ hội kinh doanh hấp dẫn, sau khi nền kinh tế nước này đã giảm 13% trong 2 năm qua do những tác động từ đại dịch COVID-19.

Nhờ cải cách đột phá đó, anh em nhà Garcia, thường được gọi là “những gã bán kem” ở Bauta, hy vọng có thể chuyển quy mô hoạt động nhỏ lẻ tại nhà, với các trang thiết bị cũ kỷ, chắp vá, đến một cơ sở lớn hơn và tăng số nhân công từ 12 người lên 30 hoặc hơn.

Chính phủ Cuba đã cấp phép hoạt động cho công ty “Helados Cid” của họ với tư cách là một doanh nghiệp tư nhân - trở thành 1 trong số khoảng 900 doanh nghiệp vừa và nhỏ đã được thành lập ở nước này kể từ tháng 9 đến nay, Bộ Kinh tế Cuba cho biết.

Nói với Reuters, anh Henry hào hứng: “Chúng tôi đã được công nhận là một công ty và điều này làm tăng khả năng tiếp cận của chúng tôi… Sẽ có những cơ hội mà trước đây chúng tôi không có được”.

Với một trong những bước chuyển kinh tế lớn nhất kể từ cuộc Cách mạng năm 1959 của lãnh tụ Fidel Castro, Cuba đang nỗ lực thành lập hàng trăm - thậm chí hàng nghìn - doanh nghiệp nhỏ để giúp nền kinh tế phục hồi sau tác động tàn khốc của đại dịch, lạm phát tăng vọt và các lệnh trừng phạt của Mỹ.

Anh Henry cho biết, với các quy định mới, giờ đây họ có thể dùng ngoại tệ, vay ngân hàng và bán kem cho các khách sạn, cửa hàng do nhà nước điều hành và thậm chí có thể bán trực tuyến.

“Ước mơ cả đời của tôi là có một nhà máy sản xuất kem và một công ty quy mô công nghiệp”, Henry chia sẻ.

Tuy nhiên theo các nhà kinh tế, vẫn còn rất nhiều vấn đề cần vượt qua. Các quy định yêu cầu các công ty phải thông qua nhà nước để tham gia vào hoạt động ngoại thương, cấm các doanh nhân sở hữu nhiều hơn một công ty và giới hạn các công ty tư nhân ở mức 100 nhân viên.

Một kỷ nguyên mới

Kể từ khi Bộ trưởng Kinh tế công bố các biện pháp trong khuôn khổ cải cách kinh tế của Chủ tịch Cuba Miguel Diaz-Canel hồi tháng 8, nhiều doanh nghiệp đã hợp nhất, cho phép họ tham gia vào hệ thống bán buôn nhà nước, liên minh với các công ty nhà nước, tìm kiếm các khoản vay cũng như các nhà đầu tư.

Các doanh nghiệp này tập trung vào các lĩnh vực kinh doanh từ xây dựng, chế biến thực phẩm, tiệm bánh và sửa chữa công nghiệp cho đến hệ thống cấp nước, giao hàng tại nhà trực tuyến và sản xuất phần mềm.

Chính phủ Cuba dự kiến ​​sẽ phê duyệt hoạt động cho thêm hàng nghìn doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ trong những tháng tới, bao gồm các nhà hàng, quán bar và nhà trọ tư nhân nổi tiếng của Cuba.

Dforja là một công ty nhỏ khác được hưởng lợi từ cuộc cải cách này. Công ty gồm 6 người ở thủ đô Havana đã đổi trọng tâm từ việc trùng tu xây dựng sang sản xuất đồ nội thất bằng sắt và gỗ ngoài hiên và trong nhà với hy vọng khai thác thị trường xuất khẩu.

Anh Luis Betancourt - chủ công ty cho biết: “Những cải cách đã cho phép chúng tôi trưởng thành và điều tiết hóa dòng nguyên liệu và việc bán sản phẩm của mình với sự phối hợp của các công ty nhà nước… Giờ đây, chúng tôi phải làm việc chăm chỉ và phát triển từ một công ty nhỏ đến công ty có quy mô vừa”. 

Dù phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế lớn khiến nhập khẩu giảm 40% và lạm phát tăng vọt, anh Betancourt vẫn đầy nhiệt huyết và lòng tin khi cho biết họ đã lần đầu tiên nhận được sự hỗ trợ của nhà nước.

Nhà kinh tế Cuba Ricardo Torres, giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Mỹ ở Washington, cho rằng dù còn những bất cập cần được khắc phục nhanh chóng, nhưng đây vẫn là tín hiệu rất tích cực. “Nó đánh dấu một kỷ nguyên mới. Bạn có thể bắt đầu nói về một nền kinh tế hỗn hợp”, ông Torres nhận định.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Du lịch xanh để bền vững

Sản xuất, kinh doanh gắn với bảo vệ môi trường được doanh nghiệp (DN) hoạt động trong lĩnh vực du lịch lựa chọn, vừa giúp DN phát triển bền vững vừa để lại ấn tượng cho du khách khi tham gia trải nghiệm.

Du lịch xanh để bền vững
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng ngành y

Theo Sở Y tế, việc thu hút nhân lực không chỉ dừng lại ở chính sách đãi ngộ, mà còn là được học, được đào tạo liên tục, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tạo môi trường làm việc thuận lợi.

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng ngành y
Ban hành Nghị quyết về phát triển kinh tế biển, đầm phá

Ngày 21/6, Huyện ủy Phú Vang tổ chức hội nghị phiên bất thường để cho ý kiến về Đề án điều chỉnh, bổ sung về cơ cấu ngành, lĩnh vực của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khóa XV, nhiệm kỳ 2020 – 2025; Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khoá XV, nhiệm kỳ 2020 - 2025 (sửa đổi, bổ sung) và thành lập các tiểu ban Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2025 – 2030.

Ban hành Nghị quyết về phát triển kinh tế biển, đầm phá
Kỳ họp chuyên đề lần thứ 18, HĐND tỉnh khoá VIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026:
Thông qua 16 nghị quyết với sự nhất trí của 100% đại biểu

Tại Kỳ họp chuyên đề lần thứ 18, HĐND tỉnh khoá VIII, nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra sáng 17/6, HĐND tỉnh đã thông qua nhiều nghị quyết liên quan đầu tư công; phương án sử dụng nguồn vượt thu ngân sách 2023; bổ sung danh mục công trình, dự án thu hồi đất; cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ sang mục đích khác trên địa bàn tỉnh năm 2024…

Thông qua 16 nghị quyết với sự nhất trí của 100 đại biểu
Return to top