Thế giới

Đại dịch COVID-19 có thể sẽ khó dự đoán hơn vào năm 2023 và nhiều năm tới

ClockThứ Hai, 02/01/2023 09:56
TTH.VN - Vào năm 2020, chúng ta biết rất ít về loại virus mới được biết đến là nguyên nhân gây nên đại dịch COVID-19. Hiện tại, khi thế giới bước sang năm 2023, một lượt tìm kiếm trên Google sẽ cho ra khoảng 5 triệu kết quả chứa cụm từ này.

Việt Nam - Tấm gương phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch COVID-19Ấn Độ thay thế chương trình lương thực miễn phí bằng một chương trình mới tiết kiệm hơnBa năm sau ca COVID-19 đầu tiên, thế giới đã sẵn sàng cho đại dịch tiếp theo?Nhìn lại thế giới năm 2022: Ứng phó với nguy cơ ''dịch chồng dịch''ADB hạ dự báo tăng trưởng cho khu vực châu Á đang phát triển

Đại dịch COVID-19 vẫn còn ở lại với chúng ta. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN/Vietnam+

Vậy đại dịch sẽ được cảm nhận như thế nào vào năm 2023?

Vào đầu năm 2020, cộng đồng khoa học đã tập trung vào việc xác định các thông số chính, có thể được sử dụng để đưa ra các dự đoán về mức độ nghiêm trọng và khả năng lây lan của virus. Hiện tại, sự tương tác phức tạp giữa các biến thể COVID-19, mức độ tiêm chủng và khả năng miễn dịch tự nhiên khiến quá trình này trở nên khó dự đoán hơn rất nhiều.

Tỷ lệ người ước tính bị nhiễm bệnh đã thay đổi theo thời gian, song con số này không giảm xuống dưới 1,25% (hoặc 1/80 người) ở Anh, ghi nhận trong suốt năm 2022.

Có thể nói rằng, đại dịch COVID-19 vẫn còn tồn tại với quy mô lớn với chúng ta và mọi người đang bị nhiễm virus hết lần này đến lần khác.

Tại sao việc dự báo về đại dịch COVID-19 trở nên khó khăn hơn?

Trong giai đoạn đầu của đại dịch, các mô hình đơn giản đã được sử dụng để dự đoán số ca nhiễm COVID-19 và những tác động có thể xảy ra đối với dân số, bao gồm cả các nhu cầu về chăm sóc sức khỏe.

Tương đối ít biến số là cần thiết để tạo ra các dự đoán đầu tiên. Đó là bởi vì thời điểm này chỉ có 1 biến thể chính của COVID-19, chủng ban đầu mà mọi người đều dễ mắc phải. Tuy nhiên, hiện bây giờ, những giả định đơn giản đó đã không còn đúng với tình hình thực tại nữa.

Phần lớn dân số được dự đoán là đã nhiễm COVID-19 và có tồn tại sự khác biệt trong mức độ bảo vệ của từng cá nhân liên quan đến vaccine, cụ thể là số lượng liều vaccine mà mọi người đã được tiêm chủng trên khắp thế giới. Theo thống kê, 13 tỷ liều vaccine đã được sử dụng trên toàn cầu, song quy mô là không công bằng.

Mô hình hóa cũng là một phương án được triển khai tốt để quản lý tình hình dịch bệnh, nhất là khi mọi người hành động theo các cách thức có thể dự đoán được, bất kể là vào thời điểm bình thường, trước đại dịch hay vào lúc phải áp dụng các biện pháp chống dịch nghiêm trọng. Tuy nhiên, đến lúc mọi người quen với virus và tự mình đánh giá nguy cơ, cũng như lợi ích của từng hành động, việc quy mô hóa trở nên phức tạp hơn.

Bên cạnh đó, giảm giám sát cũng khiến cho việc lập mô hình trở nên khó khăn hơn. Trong thời kỳ cao điểm của phản ứng khẩn cấp đối phó với dịch, điều này được xem là ưu tiên, bao gồm giám sát bệnh nhân nhiễm bệnh và giám sát biến thể. Điều này cho phép các biến thể mới, đơn cử như Omicron được phát hiện sớm và có nhiều thời gian hơn để chuẩn bị công tác đối phó.

Đại dịch vẫn chưa kết thúc

Nhìn chung, vẫn còn sự khác biệt lớn đối với các biện pháp can thiệp có dùng dược phẩm và không dùng dược phẩm trên khắp thế giới. Điều này được nhìn thấy rõ nhất trong việc đeo khẩu trang, xét nghiệm COVID-19 và tạo môi trường thông thoáng.

Khi chính phủ các nước nới lỏng, hoặc đôi lúc tái áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp đối phó trở lại, sau đó lại nới lỏng hạn chế..., có nguy cơ các biến thể có thể xuất hiện và có khả năng tránh các biện pháp phòng vệ mà người dân đã xây dựng.

Giới chuyên gia nhận định, các giai đoạn tiếp theo của đại dịch có thể sẽ bị tác động bởi thái độ của con người. Ví dụ, chúng ta sẽ làm việc từ xa tại nhà nhiều như thế nào và liệu chúng ta có giảm tương tác xã hội khi nhiễm virus hay không.

Hiện tại vẫn chưa chắc chắn rằng liệu các biến thể mới khi xuất hiện có mang theo ảnh hưởng từ thứ tự của hai biến thể trước là Delta hoặc Omicron hay không, nhưng giả định này là hoàn toàn có thể. Nếu điều này xảy ra, điều quan trọng là cần có sẵn kế hoạch đối phó trong bối cảnh mối quan tâm về đại dịch COVID-19 đang giảm dần và thông tin sai lệch đang ngày một nhiều.

Sau năm 2023 - Liệu có xuất hiện đại dịch tiếp theo?

Để phù hợp, chúng ta cần đặt câu hỏi rằng liệu việc học tập đã diễn ra như thế nào trong đại dịch COVID-19 để có thể hỗ trợ cải thiện khả năng ứng phó với đại dịch tiếp theo.

Trong thời kỳ đại dịch này, chúng ta thường thấy các lợi ích quốc gia ngắn hạn được ưu tiên, tập trung vào các phản ứng của quốc gia đối với tính công bằng của vaccine, trong khi giảm bớt khả năng cung cấp vaccine trong tương lai dài hạn trên toàn cầu.

Trên góc nhìn của các chuyên gia, mặc dù các sáng kiến đáng khen ngợi như COVAX đã được thiết lập để cung cấp khả năng tiếp cận công bằng với vaccine và phương pháp điều trị COVID-19, nhưng thách thức hiện tại là thiết kế nên các biện pháp khuyến khích các quốc gia hợp tác để giảm thiểu rủi ro toàn cầu trong tương lai dài hạn của lĩnh vực y tế.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyên gia bày tỏ lo ngại về bệnh cúm gia cầm lây sang người

Sự lây lan toàn cầu đang diễn ra của các ca nhiễm “cúm gia cầm” sang động vật có vú trong đó có con người là một mối quan ngại lớn về sức khỏe cộng đồng, các chuyên gia y tế cấp cao của Liên hợp quốc (LHQ) ngày 18/4 cho biết, khi họ công bố các biện pháp mới nhằm giải quyết những bệnh lây truyền qua đường không khí.

Chuyên gia bày tỏ lo ngại về bệnh cúm gia cầm lây sang người
Hiệp ước đại dịch - Niềm tin về hỗ trợ sự sống

Các nước trên toàn thế giới đã dành 2 năm qua để soạn thảo một hiệp ước quốc tế về phòng ngừa, chuẩn bị và ứng phó với đại dịch. Nhưng hiện vẫn còn khá xa để đạt được đồng thuận về các vấn đề quan trọng như công bằng vaccine và giám sát mầm bệnh.

Hiệp ước đại dịch - Niềm tin về hỗ trợ sự sống
COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm

Một nghiên cứu quy mô lớn vừa công bố sáng nay (12/3) cho biết đại dịch COVID-19 đã khiến tuổi thọ trung bình của người dân trên toàn thế giới giảm 1,6 năm trong 2 năm đầu tiên của đại dịch, một mức giảm nghiêm trọng hơn so với trước đây.

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm
Return to top