Thế giới hiện đã ấm lên gần 1,2 độ C so với mức tiền công nghiệp. Ảnh minh họa: Getty Image
Đây cũng sẽ là cơ hội để đánh giá quyết tâm của các quốc gia đang đối mặt với một loạt các cuộc khủng hoảng, bao gồm tác động khí hậu leo thang, căng thẳng địa chính trị, và mối đe dọa về một cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu.
Trước đó, bản tóm tắt báo cáo khí hậu mang tính bước ngoặt năm nay của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) đã kết luận rằng, bất kỳ sự chậm trễ nào nữa trong việc hành động “sẽ bỏ lỡ cơ hội ngắn ngủi đang dần khép lại để đảm bảo một tương lai bền vững và có thể sống được cho tất cả mọi người”.
Với những gì đang diễn ra, thế giới khó có thể đáp ứng cam kết của thỏa thuận khí hậu Paris nhằm hạn chế sự nóng lên ở mức “thấp hơn” 2 độ C so với mức tiền công nghiệp.
Đến nay, thế giới đã ấm lên gần 1,2 độ C - đủ để khởi đầu cho một đợt nắng nóng chết người, lũ lụt và triều cường ngày càng nghiêm trọng hơn.
Diễn ra từ ngày 6 - 16/6 tại Bonn, vòng đàm phán này được xem là một cuộc họp kỹ thuật chủ yếu nhằm chuẩn bị cho COP27, với một trong các trọng tâm cụ thể là vấn đề tài trợ từ các nước gây ô nhiễm nhiều nhất, nhằm hỗ trợ các quốc gia đang phát triển dễ bị tổn thương trước sự nóng lên toàn cầu đối phó với những hậu quả ngày càng khốc liệt của vấn đề này.
Tuần trước, Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres cũng cảnh báo rằng cuộc xung đột ở Ukraine có nguy cơ làm chậm lại các hành động chống lại cuộc khủng hoảng khí hậu.
TỐ QUYÊN
(Lược dịch từ AFP)