Thế giới

WMO chính thức đưa năm 2021 vào top 7 năm nóng nhất từng được ghi nhận

ClockThứ Năm, 20/01/2022 09:08
TTH.VN - Cơ quan thời tiết của Liên Hiệp Quốc cho biết, năm 2021 nằm trong danh sách 7 năm nóng nhất từng được ghi nhận, và cũng là năm thứ 7 liên tiếp khi nhiệt độ toàn cầu cao hơn 1 độ C so với mức tiền công nghiệp; tiến gần hơn đến giới hạn được quy định trong Thỏa thuận Paris về Biến đổi Khí hậu năm 2015.

Nắng nóng bất thường được ghi nhận ở nhiều khu vực trên thế giớiNóng lên toàn cầu có thể làm giảm đến 64% GDP của các nước đang phát triểnNăm 2020 có thể là năm nóng thứ hai trong lịch sửKết thúc năm 2021, điểm lại 10 sự kiện khí hậu nổi bật nhất nămThời tiết khắc nghiệt gây thiệt hại hơn 170 tỷ USD năm 2021

Năm 2021 là một trong bảy năm nóng nhất lịch sử. Ảnh: Getty

Sử dụng 6 bộ dữ liệu quốc tế từ các tổ chức khác nhau nhằm “đảm bảo việc đánh giá nhiệt độ một các toàn diện và đáng tin cậy nhất”, Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) khẳng định năm 2021 vẫn là một trong bảy năm nóng nhất trong lịch sử, mặc  dù nhiệt độ trung bình toàn cầu tạm thời được hạ nhiệt bởi các sự kiện La Nina trong giai đoạn 2020-2022.

La Nina, thường gây ra những tác động ngược lại với hiện tượng nóng lên El Nino, thường xảy ra từ 2 đến 7 năm một lần, nhưng hiện đã xảy ra 2 lần kể từ năm 2020.

Theo WMO, hiện tượng nóng lên toàn cầu và các xu hướng biến đổi khí hậu dài hạn khác dự kiến ​​sẽ tiếp tục diễn ra do lượng khí nhà kính trong khí quyển vẫn ở mức cao kỷ lục.

Nhiệt độ trung bình toàn cầu vào năm 2021 cao hơn khoảng 1,11 độ C (sai số giao động trong khoảng 0,13 độ C) so với mức nhiệt ở thời kỳ tiền công nghiệp. Thỏa thuận Paris kêu gọi tất cả các quốc gia nỗ lực hướng tới việc kiềm chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu không quá 1,5 độ C, thông qua các hành động khí hậu phối hợp và các đóng góp thực tế do quốc gia quyết định.

WMO cho biết kể từ những năm 1980, mỗi thập kỷ đều ấm hơn so với thập kỷ trước và “điều này dự kiến ​​sẽ còn tiếp tục”.

Bảy năm nóng nhất đều nằm trong giai đoạn 2015-2021, trong đó 3 vị trí hàng đầu rơi vào các năm 2016, 2019 và 2020.

“Các sự kiện La Nina liên tiếp khiến cho sự nóng lên trong năm 2021 tương đối ít rõ rệt hơn so với những năm gần đây. Mặc dù vậy, năm 2021 vẫn ấm hơn những năm trước”, Tổng thư ký WMO - Giáo sư Petteri Taalas khẳng định, đồng thời cho rằng sự nóng lên tổng thể trong thời gian dài do sự gia tăng khí nhà kính hiện lớn hơn nhiều so với sự thay đổi nhiệt độ trung bình toàn cầu hàng năm do các tác nhân khí hậu tự nhiên gây ra.

Các bộ dữ liệu có sự khác biệt nhỏ trong đánh giá về vị trí xếp hạng của năm 2021 trong 7 năm nóng nhất, với C3S xếp năm 2021 ở vị trí thứ 5, NOAA xếp ở vị trí thứ 6 và các tổ chức khác cho rằng năm 2021 đứng thứ 7 trong 7 năm qua.

Theo WMO, sự khác biệt nhỏ giữa các bộ dữ liệu này thể hiện biên độ sai số khi tính toán nhiệt độ trung bình toàn cầu.

Nhưng cho dù 2021 là năm mát nhất trong số 7 năm nóng nhất lịch sử, thì nó vẫn được đánh dấu bởi một loạt các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt liên quan đến sự ấm lên toàn cầu.

“Năm 2021 sẽ được ghi nhớ với nhiệt độ kỷ lục gần 50 độ C ở Canada, tương đương với mức nhiệt được ghi nhận ở sa mạc Sahara nóng bỏng; các trận mưa bão và lũ lụt chết người từ châu Á tới châu Âu; cũng như các đợt hạn hán nghiêm trọng tại các khu vực ở châu Phi và Nam Mỹ”, người đứng đầu WMO cho biết thêm. Cũng theo Giáo sư Taalas, biến đổi khí hậu và các hiểm họa liên quan đến thời tiết đã gây ra những tác động làm thay đổi cuộc sống và tàn phá nhiều cộng đồng trên mọi lục địa.

Các chỉ số chính khác về sự nóng lên toàn cầu bao gồm nồng độ khí nhà kính, hàm lượng nhiệt của đại dương (OHC), mức độ pH của đại dương (mức độ axit), mực nước biển trung bình toàn cầu, khối lượng băng và quy mô băng biển.

WMO cho biết các số liệu về nhiệt độ sẽ được đưa vào báo cáo cuối cùng về Tình trạng Khí hậu năm 2021, sẽ được phát hành vào tháng 4 năm nay.

Bảo Nghi (Lược dịch từ UN)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thế giới đã tổn thất 2 nghìn tỷ USD do thời tiết khắc nghiệt

Tờ The Guardian ngày 11/11 trích dẫn kết quả một nghiên cứu mới cho hay, thời tiết khắc nghiệt đã gây thiệt hại cho thế giới 2 nghìn tỷ USD trong thập kỷ qua. Nghiên cứu đã thực hiện phân tích 4.000 sự kiện thời tiết khắc nghiệt liên quan đến khí hậu, từ lũ quét cho đến những đợt hạn hán kéo dài.

Thế giới đã tổn thất 2 nghìn tỷ USD do thời tiết khắc nghiệt
Ảnh hưởng La Nina, khả năng xuất hiện bão, mưa lũ dồn dập vào cuối năm 2024

Ngày 13/6, đề cập về nguyên nhân gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan diễn ra liên tiếp như dông sét, mưa lớn gây lũ quét, sạt lở đất tại các địa phương, trọng tâm là các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Giang, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia Nguyễn Văn Hưởng cho biết, là do ảnh hưởng của rãnh thấp có trục đi qua khu vực Bắc Bộ và đới gió Đông Nam của khối không khí biển lấn từ phía Đông vào.

Ảnh hưởng La Nina, khả năng xuất hiện bão, mưa lũ dồn dập vào cuối năm 2024
Chuyên gia thời tiết Nam Mỹ dự báo tần suất La Nina và El Nino gia tăng

Hiện tượng khí hậu được gọi là El Nino và La Nina, mang theo những đợt nắng nóng, lạnh, mưa hoặc hạn hán, sẽ xảy ra thường xuyên hơn và cực đoan hơn trong những năm tới, sau khi Nam Mỹ hứng chịu đợt El Nino dữ dội nhất trong nhiều thập kỷ, các chuyên gia thời tiết cho biết.

Chuyên gia thời tiết Nam Mỹ dự báo tần suất La Nina và El Nino gia tăng
“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu

Châu Âu đang ngày càng phải đối mặt với những đợt nắng nóng gay gắt đến mức cơ thể con người không thể chịu được, khi biến đổi khí hậu tiếp tục làm nền nhiệt toàn cầu tăng cao, cơ quan giám sát khí hậu Copernicus của EU và Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết.

“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu
Return to top