Thế giới

Đạt được mục tiêu miễn dịch cộng đồng là thách thức cho các nước đang phát triển

ClockThứ Năm, 18/03/2021 18:24
TTH.VN - Việc đạt được mục tiêu miễn dịch cộng đồng đối với đại dịch COVID-19 có thể khá khó khăn đối với các nước đang phát triển ở châu Á – Thái Bình Dương, Thư ký điều hành Ủy ban Kinh tế - Xã hội châu Á – Thái Bình Dương của Liên Hiệp Quốc (ESCAP) Armida Salsiah Alisjahbana cho hay.

Phần lớn châu Á - Thái Bình Dương đến năm 2022 - 2023 sẽ miễn dịch cộng đồngCovid-19 trở thành cơn ác mộng dài: Nhân loại phải học cách sống chung với đại dịchNguy cơ bùng phát đợt dịch Ebola mới ở Cộng hòa Dân chủ Congo250 triệu USD phát triển liệu pháp miễn dịch ung thưNhận dạng kẻ đánh bom thứ 3 trong vụ tấn công nhà hát Bataclan, Paris

Đạt được mục tiêu miễn dịch cộng đồng là thách thức cho các nước đang phát triển. Ảnh minh họa: AFP/Báo Lao động

Miễn dịch cộng đồng đề cập đến tình trạng một căn bệnh không thể lây lan dễ dàng trong một quần thể bởi vì hầu hết mọi người đã trở nên miễn dịch với bệnh nhờ tiêm chủng hoặc đã mắc bệnh này trước đó. Theo bà Armida Salsiah Alisjahbana, cần 60% - 70% dân số phải được tiêm chủng để đạt được mục tiêu này.

“Tôi nghĩ đó là một thách thức khá lớn. Nếu chúng ta xem xét dữ liệu từ trước đến nay thì tốc độ đạt được mục tiêu miễn dịch cộng đồng là khá thấp, ngoại trừ một số nước tiên tiến. Mặc dù một số nước tiên tiến đã đặt hàng vaccine và những quốc gia khác thậm chí còn có sẵn nguồn cung, nhưng việc triển khai trên thực địa lại khá chậm”, bà Armida Salsiah Alisjahbana trả lời phóng viên báo CNBC.

Ngoài ra, cũng còn tồn tại một số thách thức khác cản đường hướng đến thành công của chương trình tiêm chủng.

Theo bà Armida Salsiah Alisjahbana, nguồn cung không kịp thời, tài chính hạn chế và cơ sở hạ tầng hậu cần kém là những trở ngại cản trở các nước đang phát triển. Tiếp cận công bằng, tức phân phối vaccine công bằng đến những người cần tiêm chủng lại là một thách thức khác.

Các quốc gia giàu có đã mua vaccine và đặt một lượng lớn vaccine để tiêm chủng cho người dân. Điều này khiến các nước nghèo phải xếp hàng chờ đợi. Nhiều nước trong số đó thậm chí không đủ kinh phí để mua đủ số vaccine cần thiết.

Nữ lãnh đạo cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của sự giúp đỡ từ COVAX, nhưng nguồn cung hiện tại vẫn còn hạn chế.

Tuy nhiên, bà Armida Salsiah Alisjahbana cũng lưu ý rằng tiến trình sản xuất vaccine đang tăng tốc và nhiều loại vaccine cũng đang được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các cơ quan chức năng phê duyệt.

“Trong những tháng tới, tôi hi vọng chương trình tiêm chủng sẽ được đẩy nhanh, kể cả ở các nước đang phát triển”, bà Armida Salsiah Alisjahbana chia sẻ, trong đó chương trình tiêm chủng nên được đẩy mạnh vào cuối năm nay và tăng tốc hơn nữa vào năm 2022.

Nếu các quốc gia có thể nhất quán và tăng tốc độ triển khai tiêm chủng cho các nhóm nguy cơ cao và những người lao động thiết yếu thì các nền kinh tế và biên giới có thể bắt đầu mở cửa trở lại. Những hoạt động như du lịch, dòng chảy hàng hóa, dòng người có thể lưu thông trở lại.

Đan Lê (Lược dịch từ CNBC)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á - Thái Bình Dương:
ADB vạch ra lộ trình giải quyết tác động của 3 cuộc khủng hoảng hành tinh

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ngày hôm nay (25/11) công bố Kế hoạch Hành động Môi trường giai đoạn 2024 - 2030, vạch ra lộ trình giải quyết những tác động của 3 cuộc khủng hoảng hành tinh gồm: mất đa dạng sinh học, ô nhiễm và biến đổi khí hậu ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

ADB vạch ra lộ trình giải quyết tác động của 3 cuộc khủng hoảng hành tinh
Châu Á - Thái Bình Dương: Đảm bảo tương lai an toàn cho các cộng đồng dễ bị tổn thương

Biến đổi khí hậu là mối đe dọa đối với tăng trưởng, cơ sở hạ tầng và sinh kế ở châu Á - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, khu vực này có thể cải thiện khả năng bảo vệ tài chính trước các rủi ro khí hậu nghiêm trọng và hỗ trợ phát triển bền vững bằng cách giải quyết các khoảng cách về khả năng chi trả bảo hiểm, khả năng tiếp cận và nhận thức.

Châu Á - Thái Bình Dương Đảm bảo tương lai an toàn cho các cộng đồng dễ bị tổn thương
Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

Ghi nhận trong 10 tháng đầu năm 2024, thương mại của Trung Quốc đạt được với các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) chạm mốc cao kỷ lục, vượt 21 nghìn tỷ NDT (2,91 nghìn tỷ USD). Kết quả này đã nhấn mạnh sự hội nhập kinh tế sâu rộng và kết nối thương mại mạnh mẽ giữa các bên.

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024
Return to top