Thế giới

Nguy cơ bùng phát đợt dịch Ebola mới ở Cộng hòa Dân chủ Congo

ClockThứ Hai, 08/02/2021 10:40
Cộng hòa Dân chủ Congo thông báo đã ghi nhận 1 ca mắc mới virus Ebola ở miền Đông nước này, có thể đánh dấu đợt bùng phát dịch Ebola thứ 12 kể từ khi virus được phát hiện gần sông Ebola năm 1976.

Điểm lại những sự kiện quốc tế nổi bật trong năm 2019Congo: Dịch sởi gây thiệt mạng nhiều gấp đôi so với EbolaWHO: Ebola vẫn là “tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu”WHO chỉ trích Tanzania không minh bạch thông tin về EbolaLo sốt vó vì phòng thí nghiệm chứa virus đậu mùa, Ebola bị cháy

Nhân viên y tế chuyển một bệnh nhân nhiễm virus Ebola lên xe cứu thương tại Butembo, CHDC Congo. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Ngày 7/2, Bộ Y tế Cộng hòa Dân chủ Congo thông báo đã ghi nhận 1 ca mắc mới virus Ebola ở miền Đông nước này, gần thành phố Butembo.

Đáng chú ý bệnh nhân đã thiệt mạng, chỉ 3 tháng sau khi quốc gia châu Phi tuyên bố kết thúc đợt dịch bùng phát thứ 11.

Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, phát biểu trên Đài truyền hình Nhà nước RTNC, Bộ trưởng Bộ Y tế Cộng hòa Dân chủ Congo Eteni Longondo cho biết bệnh nhân "là một nông dân - vợ của một người từng phơi nhiễm với virus Ebola trong đợt dịch bùng phát trước đó."

Bệnh nhân đã được biểu hiện các triệu chứng bệnh hôm 1/2 và qua đời hôm 3/2.

Diễn biến mới nhất có thể đánh dấu đợt bùng phát dịch Ebola thứ 12 ở Cộng hòa Dân chủ Congo kể từ khi virus được phát hiện gần sông Ebola năm 1976.

Ngày 18/11/2020, Cộng hòa Dân chủ Congo đã thông báo kết thúc đợt bùng phát dịch bệnh thứ 11 tại miền Tây, với 130 ca mắc và 55 người thiệt mạng.

Đợt dịch này có chồng lấn với đợt dịch trước ở miền Đông, với hơn 2.200 người thiệt mạng. Đây là đợt bùng phát dịch Ebola tồi tệ thứ 2 trong lịch sử.

Tình trạng khẩn cấp tại Congo có thể làm phức tạp hơn nữa nỗ lực chống dịch COVID-19 ở nước này, vốn đang khiến gần 24.000 người mắc, trong đó 680 trường hợp tử vong.

Được xác định vào năm 1976 bởi bác sỹ Peter Piot và một nhóm nghiên cứu quốc tế, virus Ebola được truyền sang người từ động vật nhiễm bệnh.

Dịch lây nhiễm giữa người với người qua dịch cơ thể, với những triệu chứng chính như sốt, nôn mửa, chảy máu, tiêu chảy.

Kể từ đợt dịch bùng phát lớn 2013-2016 ở Tây Phi khiến 11.000 người tử vong, thậm chí lây nhiễm sang các nước phương Tây thông qua lực lượng nhân viên nhân đạo, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) quan ngại với mỗi đợt bùng phát Ebola sẽ lây lan bệnh ra toàn thế giới. WHO đã xác định đợt dịch bùng phát ở miền Đông là khẩn cấp về y tế quốc tế.

Theo TTXVN/Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

CDC châu Phi cảnh báo thách thức liên quan đến dịch đậu mùa khỉ

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh châu Phi (CDC châu Phi) mới đây ra cảnh báo gánh nặng lớn hơn liên quan đến số ca mắc bệnh đậu mùa khỉ (Mpox), khả năng chẩn đoán hạn chế và tỷ lệ tử vong cao của căn bệnh này là một số thách thức cấp bách đang cản trở nỗ lực ứng phó với bệnh của châu lục, đặc biệt là khi số ca mắc tăng vọt trên khắp châu Phi.

CDC châu Phi cảnh báo thách thức liên quan đến dịch đậu mùa khỉ
Một công nhân bị sốt rét sau khi trở về từ châu Phi

Ngày 9/7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh thông tin đơn vị đã cử cán bộ phối hợp, làm việc với Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế nhằm điều tra trường hợp một bệnh nhân (BN) bị sốt rét trở về từ châu Phi.

Một công nhân bị sốt rét sau khi trở về từ châu Phi
Châu Phi cần 277 tỷ USD/năm để thích ứng với khí hậu

Tham dự một hội nghị cấp cao về tài chính khí hậu, Chủ tịch nhóm Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) Akinwumi Adesina vừa lên tiếng kêu gọi hành động khẩn cấp khi biến đổi khí hậu tiếp tục tàn phá nhiều quốc gia châu Phi.

Châu Phi cần 277 tỷ USD năm để thích ứng với khí hậu
Return to top