Thế giới

Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc giảm xuống mức thấp nhất trong 30 năm

ClockThứ Ba, 20/02/2024 07:12
TTH - Đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp nước ngoài vào Trung Quốc trong năm 2023 đã tăng với mức thấp nhất kể từ đầu thập niên 1990, nhấn mạnh những thách thức mà quốc gia này phải đối mặt giữa những nỗ lực thu hút thêm nguồn vốn nước ngoài để hỗ trợ nền kinh tế.

Trung Quốc: Chi tiêu du lịch trong dịp Tết Nguyên Đán vượt mức trước đại dịchVượt Nhật Bản, Trung Quốc trở thành nước xuất khẩu ô tô số 1 thế giới năm 2023Tiềm năng, thuận lợi mới được mở ra khi Trung Quốc và Singapore chính thức miễn thị thực lẫn nhau

 Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc đạt 33 tỷ USD trong năm 2023, giảm khoảng 80% so với năm2022. Ảnh minh họa: Bloomberg/TTXVN

Theo số liệu mới nhất từ Cục Quản lý Ngoại hối Nhà nước Trung Quốc (SAFE), tài khoản nợ đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Trung Quốc trong bảng cán cân thanh toán quốc gia chỉ tăng 33 tỷ USD trong năm ngoái, thấp hơn 82% so với mức năm 2022 và là mức thấp nhất kể từ năm 1993. Đây là một thước đo về lượng vốn FDI mới chảy vào Trung Quốc trong 1 năm thông qua đo dòng tiền kết nối với các thực thể thuộc sở hữu nước ngoài ở Trung Quốc.

Dữ liệu chỉ ra rằng, tác động của lệnh phong tỏa nghiêm ngặt vì COVID-19 và khả năng phục hồi yếu kém trong năm ngoái đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến dòng vốn FDI chảy vào Trung Quốc. Lần đầu tiên kể từ năm 1998, khoản đầu tư này đã giảm trong quý III/2023, trước khi phục hồi nhẹ để trở lại trạng thái tăng trưởng trong quý cuối của năm 2023.

Theo các nhà kinh tế, dữ liệu của SAFE có thể phản ánh xu hướng lợi nhuận của các công ty nước ngoài tại Trung Quốc, cũng như những thay đổi về quy mô hoạt động của những doanh nghiệp này. Theo dữ liệu của Cục Thống kê Quốc gia, lợi nhuận của các công ty công nghiệp nước ngoài ở Trung Quốc đã giảm 6,7% trong năm ngoái so với năm 2022.

Giới chuyên gia cho rằng, những nỗ lực của chính phủ nhằm kêu gọi các công ty nước ngoài quay trở lại sau COVID-19 chưa thực sự hiệu quả và sẽ cần làm nhiều hơn nữa nếu Bắc Kinh muốn đạt được mục tiêu thu hút dòng vốn FDI. Rõ ràng, sự suy giảm của vốn FDI vào Trung Quốc cho thấy các doanh nghiệp nước ngoài đang rút vốn khỏi nước này do căng thẳng địa chính trị và sức hút của lãi suất cao hơn ở các nền kinh tế khác.

Có nhiều động cơ khiến các công ty đa quốc gia muốn giữ tiền mặt ở nước ngoài hơn là ở Trung Quốc, bởi vì trong khi các nền kinh tế tiên tiến đã tăng lãi suất để chống lạm phát thì Trung Quốc vẫn hạ lãi suất để kích thích tăng trưởng. Một cuộc khảo sát gần đây với các công ty Nhật Bản tại Trung Quốc cho thấy, hầu hết các công ty này đều cắt giảm đầu tư hoặc giữ nguyên đầu tư như năm ngoái và phần lớn không có triển vọng tích cực cho năm 2024.

Lượng tiền ròng mới mà các công ty Nhật Bản đầu tư vào Trung Quốc trong năm ngoái đã rơi xuống mức thấp nhất trong ít nhất một thập kỷ qua, với chỉ 2,2% vốn đầu tư mới ra nước ngoài của Nhật Bản đổ vào đại lục. Theo số liệu của chính phủ Nhật Bản công bố hồi đầu tháng này, số tiền đó thấp hơn số tiền đầu tư vào Việt Nam hoặc Ấn Độ, và chỉ bằng khoảng 1/4 khoản đầu tư vào Australia.

Tuy nhiên, vẫn có một số điểm sáng. Theo báo cáo của Viện Kinh tế Đức dựa trên dữ liệu từ Bundesbank, đầu tư trực tiếp vào Trung Quốc của các công ty Đức đã đạt kỷ lục gần 12 tỷ euro (17,4 tỷ USD) vào năm ngoái, cho thấy các doanh nghiệp Đức đang thể hiện sự háo hức mở rộng hoạt động ở nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, ngay cả khi Liên minh châu Âu (EU) đang tăng cường giám sát các khoản đầu tư chảy ra nước ngoài vì lo ngại về an ninh.

Báo cáo cũng cho thấy, đầu tư vào Trung Quốc trong tổng vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Đức trong năm ngoái đã tăng lên 10,3% - mức cao nhất kể từ năm 2014.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ Bloomberg)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Thiên thời, địa lợi, nhân hòa” trong thu hút đầu tư - Bài 1: Điểm đến hấp dẫn cho nhà đầu tư

Xúc tiến đầu tư có vai trò cực kỳ quan trọng, góp phần đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư; hình thành khu công nghiệp, khu chế xuất phục vụ hoạt động sản xuất hàng hóa xuất khẩu... Với vị trí địa lý thuận lợi, chính sách thu hút đầu tư thông thoáng, cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội ngày càng hoàn thiện…, Thừa Thiên Huế đang là điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

“Thiên thời, địa lợi, nhân hòa” trong thu hút đầu tư - Bài 1 Điểm đến hấp dẫn cho nhà đầu tư
Tiếp tục làm sâu sắc và nâng tầm quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc

Ngày 26/6, tại Đại lễ đường Nhân dân, thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc, trong khuôn khổ chuyến công tác tham dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 15 của Diễn đàn Kinh tế thế giới tại Đại Liên và làm việc tại Trung Quốc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình.

Tiếp tục làm sâu sắc và nâng tầm quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc
“Cơn khát” sầu riêng của Trung Quốc mang đến cơ hội làm giàu ở Đông Nam Á

Được mệnh danh là “vua trái cây”, sầu riêng từ lâu đã là một loại trái cây được yêu thích trong văn hóa địa phương ở Đông Nam Á, nơi nó được trồng rất nhiều. Nhiều người thực sự yêu thích hương vị ngọt, béo của trái sầu riêng, trong khi với nhiều người khác, sầu riêng được coi là loại trái cây “nặng mùi” nhất thế giới.

“Cơn khát” sầu riêng của Trung Quốc mang đến cơ hội làm giàu ở Đông Nam Á
Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam thăm và làm việc tại Trung Quốc

Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, nhận lời mời của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam do đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, làm Trưởng đoàn thăm và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 11 - 15/6.

Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam thăm và làm việc tại Trung Quốc
Return to top