Cần lập kế hoạch lâu dài để sống chung với đại dịch COVID-19 an toàn và hiệu quả. Ảnh minh họa: Baochinhphu.vn
Tình hình đại dịch cũng tương tự với Mỹ, khi Omicron lan rộng như “cháy rừng”. Các nhà lãnh đạo dường như không chắc chắn về việc những hạn chế nào sẽ được áp dụng và hiện chính phủ Mỹ cũng đang cố gắng triển khai mọi biện pháp, từ kiểm dịch đến hỗ trợ các biện pháp nhằm giải quyết tình hình gián đoạn kinh tế mới.
Biến thể Omicron giống như mọi biến thể đã xuất hiện trước đó, tức đến mà không báo trước cụ thể. Tuy nhiên, sự xuất hiện của các đột biến là một kết quả có thể đoán trước của việc số ca nhiễm lây lan mà thế giới không thể ngăn chặn.
Bên cạnh đó, chiến lược “Zero COVID” không phát huy hiệu quả, vì chính sách này chưa được triển khai ở một số lượng quốc gia cần thiết.
Đối với nhiều quốc gia, điều cần thiết lúc này là thiết lập một kế hoạch sống chung với đại dịch một cách hiệu quả và lâu dài.
Cụ thể, ưu tiên của thời điểm hiện tại là xử lý thực tế rằng COVID-19 vẫn sẽ tồn tại. Bên cạnh biến thể Omicron, rủi ro về một biến thể khác, có khả năng gây chết người cao hơn, là không thể kiểm soát được.
Một trật tự hoàn toàn mới là điều cấp thiết. Trong trường hợp các “làn song” về biến thể của COVID-19, hoặc các mầm bệnh mới có khả năng tấn công con người thường xuyên xuất hiện, chúng ta cần một hệ thống ứng phó khẩn cấp được tuân thủ theo luật và thực tiễn.
Mọi người cần biết rằng, các phản ứng khẩn cấp được lên kế hoạch trước sẽ nêu rõ 3 điều: Đầu tiên, một tập hợp các quy tắc về hành vi, chẳng hạn như bắt buộc đeo khẩu trang, giãn cách, làm việc từ xa và xét nghiệm.
Thứ hai, chấm dứt các hành động thúc đẩy sự lây lan, thường là tiếp xúc trực tiếp. Điều này có thể được tùy chỉnh, tùy theo khả năng miễn dịch của từng quốc gia.
Thứ ba, chuẩn bị hỗ trợ kinh tế cho các hoạt động bị ảnh hưởng bởi các biện pháp chống dịch khẩn cấp, bao gồm cả các khoản hỗ trợ và trợ cấp.
Về lợi ích, thứ nhất, thiệt hại có thể giảm thiểu, nếu các doanh nghiệp biết chính xác những hạn chế và chương trình hỗ trợ nào sẽ được triển khai áp dụng khi trường hợp khẩn cấp về đại dịch xảy ra....
Thứ hai, lập kế hoạch trước sẽ hỗ trợ rất nhiều cho việc ra quyết định của chính phủ, như tránh sai sót khi quyết định vội vàng.
Thứ ba, hai lợi thế trước đó sẽ làm giảm chi phí chính trị của việc hành động sớm. Giới chuyên gia cho rằng, sự chần chừ là một trong những kẻ thù nguy hiểm nhất của chúng ta.
Nhìn chung, lập kế hoạch cho một đại dịch lâu dài, thay vì giả vờ là nó không tồn tại là cách để học được rằng việc sống chung với đại dịch COVID-19 mang lại ý nghĩa như thế nào.
Đan Lê (Lược dịch từ CNA)