Thế giới

Diễn đàn Jeju kêu gọi hành động chung chống lại thách thức toàn cầu

ClockChủ Nhật, 27/06/2021 07:15
TTH.VN - Diễn đàn hòa bình toàn cầu thường niên trên hòn đảo nghỉ mát phía nam Jeju của Hàn Quốc vừa bế mạc vào ngày hôm qua (26/6), trong đó các đại biểu tham dự kêu gọi hành động chung mạnh mẽ hơn nhằm giải quyết biến đổi khí hậu, các đại dịch, những mối đe dọa an ninh, cũng như các thách thức xuyên biên giới khác.

Việt Nam đề cao hợp tác LHQ-EU trong giải quyết thách thức toàn cầuBiến đổi khí hậu sẽ làm gia tăng sự phân hóa giàu nghèo trên toàn cầu

Cựu Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon là một những đại biểu tham dự Diễn đàn Jeju vì Hòa bình và Thịnh vượng. Ảnh minh họa: THX/TTXVN

Diễn đàn Jeju vì Hòa bình và Thịnh vượng đã diễn ra trong 3 ngày, với sự nhấn mạnh đối với tầm quan trọng của chủ nghĩa đa phương. Diễn đàn quy tụ các quan chức Chính phủ cấp cao, các học giả, chuyên gia, và các thành viên xã hội dân sự.

Trong số các đại biểu tham dự diễn đàn là cựu Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc (LHQ) Ban Ki-moon, cựu Thủ tướng Australia Kevin Rudd, cựu Thủ tướng Thái Lan Abhisit Vejjajiva, và cựu Tổng thống Pháp Francois Hollande…

Với chủ đề chính là "Hòa bình bền vững và Thịnh vượng bao trùm", các đại biểu đã đặt hy vọng vào những nỗ lực quốc tế ngày càng tăng nhằm thúc đẩy hợp tác đa phương, bao gồm nỗ lực của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden.

Về vấn đề biến đổi khí hậu, các đại biểu đã chia sẻ quan điểm cho rằng, thế giới cần hành động khẩn trương và chủ động hơn.

Trong đó, cựu Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon nhận định, biến đổi khí hậu đang trở nên tồi tệ hơn với các siêu bão, những đợt nắng nóng khắc nghiệt, các trận lũ lụt, hỏa hoạn, và hạn hán; tất cả đều mở rộng cả về tần suất lẫn cường độ.

"Tôi tin chắc rằng, chúng ta có cơ hội thế hệ để xây dựng trở lại tốt hơn, giúp hiệp lực hành động khí hậu, và hướng hành tinh và nhân loại tới một tương lai tươi sáng hơn bằng nỗ lực của các bạn", ông Ban Ki-moon nói thêm.

Trong số những vấn đề được các đại biểu thảo luận sôi nổi là việc phân phối công bằng vaccine ngừa COVID-19, cũng như cách thế giới có thể làm việc cùng nhau để thúc đẩy phục hồi kinh tế từ đại dịch.

Kể từ khi được thành lập hồi năm 2001, Diễn đàn Jeju vì Hòa bình và Thịnh vượng đã phát triển thành một nền tảng đối thoại đa phương khu vực, nhằm thúc đẩy hòa bình và thịnh vượng bền vững trên Bán đảo Triều Tiên và các khu vực khác trên thế giới. Diễn đàn này đã trở thành một sự kiện thường niên vào năm 2011, sau một thời gian được tổ chức mỗi 2 năm.

Lê Thảo (Lược dịch từ Yonhap)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gần 2 nghìn tỷ USD hỗ trợ đầu tư trực tiếp cho năng lượng sạch toàn cầu

Báo cáo mới nhất do Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) công bố cho hay, sự hỗ trợ và các chính sách ưu đãi của chính phủ đối với những công nghệ năng lượng sạch đã đạt đến mức cao mới, khi các nhà hoạch định chính sách tập trung trở lại vào an ninh năng lượng sau nhiều cuộc khủng hoảng trong những năm gần đây.

Gần 2 nghìn tỷ USD hỗ trợ đầu tư trực tiếp cho năng lượng sạch toàn cầu
Các bộ trưởng G20 họp bàn về cải cách quản trị toàn cầu

Hãng tin Xinhua Net ngày 26/9 cập nhật, các bộ trưởng ngoại giao của Nhóm G20 vừa họp tại trụ sở Liên hợp quốc trong một phiên họp bên lề Phiên thảo luận chung của Kỳ họp Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79, trong đó các đại biểu tập trung vào chủ đề “Xây dựng một thế giới công bằng và một hành tinh bền vững”.

Các bộ trưởng G20 họp bàn về cải cách quản trị toàn cầu
Tổng Thư ký Liên hợp quốc kêu gọi cải tổ tài chính toàn cầu

Một số quốc gia nghèo nhất thế giới chi nhiều tiền hơn cho việc trả nợ so với tổng mức chi cho y tế, giáo dục và cơ sở hạ tầng, gây ra sự cản trở nghiêm trọng đến cơ hội phát triển nền kinh tế của họ. Trong bối cảnh đó, Liên hợp quốc (LHQ) đang kêu gọi cải tổ toàn bộ hệ thống tài chính quốc tế, nhằm làm giảm bất bình đẳng và cải thiện cuộc sống của người dân.

Tổng Thư ký Liên hợp quốc kêu gọi cải tổ tài chính toàn cầu
Lượng khí thải metan toàn cầu đang tăng vọt lên mức cao kỷ lục

“Ngân sách Metan toàn cầu 2024” - một phân tích toàn diện về xu hướng metan và tác động của chúng, được thực hiện bởi liên minh Dự án Carbon toàn cầu, cho thấy lượng khí thải metan trên thế giới đang tăng vọt lên mức cao kỷ lục, chủ yếu do hoạt động của con người và điều này đang đe dọa các mục tiêu về khí hậu.

Lượng khí thải metan toàn cầu đang tăng vọt lên mức cao kỷ lục
Nhiều thách thức trong việc quản lý phát thải y tế ở châu Á

Trên toàn cầu, lĩnh vực y tế chịu trách nhiệm cho khoảng 5% tổng lượng khí thải carbon – cao hơn cả ngành hàng không và vận chuyển. Nếu không được giải quyết, Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) dự báo đến năm 2050, lượng khí thải carbon từ lĩnh vực này có thể tăng gấp 3 lần, trong đó một phần lớn bắt nguồn từ châu Á.

Nhiều thách thức trong việc quản lý phát thải y tế ở châu Á
Return to top