Thế giới

Định hình chuỗi cung ứng của Đông Nam Á trong năm 2022

ClockThứ Hai, 11/04/2022 21:30
TTH - Tạp chí The Business Times ngày 11/4 đăng tải bài viết của ông Thomas Knudsen, Giám đốc điều hành Toll Group, một trong những nhà cung cấp dịch vụ vận tải và hậu cần hàng đầu thế giới cho rằng, sự xuất hiện của đại dịch COVID-19 đã làm gián đoạn đáng kể các chuỗi cung ứng, gây ra tình trạng tắc nghẽn, làm cản trở dòng chảy của hàng hóa và nguyên liệu thô, những yếu tố tiếp sức cho nền kinh tế toàn cầu.

Sự phục hồi của ngành du lịch, lữ hành ở Đông Nam ÁDịch COVID-19 ở Đông Nam Á tác động đến chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp Nhật BảnNhật Bản thúc đẩy doanh nghiệp mở rộng chuỗi cung ứng sang Đông Nam ÁSố hoá chuỗi cung ứng khu vực ASEAN

Xe container vận chuyển hàng hóa vào cảng Cát Lái, Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh minh họa: TTXVN

Trong bối cảnh những tác động của tình trạng gián đoạn tiếp diễn, các doanh nghiệp ở châu Á - Thái Bình Dương, bao gồm khu vực Đông Nam Á, đã và đang điều chỉnh chiến lược chuỗi cung ứng để giải quyết sự gián đoạn đang diễn ra. Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng hiện nay tại Ukraine cho thấy, các doanh nghiệp cần tăng cường hơn nữa khả năng phục hồi nhanh và ứng phó với sự gián đoạn chuỗi cung ứng.

Theo ông Thomas Knudsen, hiện có sự tăng cường tập trung vào khả năng phục hồi nhanh của chuỗi cung ứng, bao gồm các bước giúp giảm thiểu rủi ro và chống lại những cú sốc bổ sung. Điều này đặt các doanh nghiệp trong khu vực vào vị trí vững chắc hơn để nắm bắt cơ hội tăng trưởng, khi nền kinh tế toàn cầu phục hồi. Cùng với các xu hướng lớn như sự bùng nổ của thương mại điện tử…, có những con đường rõ ràng cho lĩnh vực chuỗi cung ứng để thúc đẩy tiềm năng kinh tế dài hạn của Đông Nam Á, và nổi lên như một trung tâm hậu cần toàn cầu.

Đối với các thách thức trong chuỗi cung ứng khu vực, châu Á chịu tác động lớn hơn so với phần còn lại của thế giới. Điều này đã dẫn đến sự kéo dài của thời gian quay vòng (từ khi dỡ hàng khỏi tàu và quay trở lại cảng xuất phát), và giá cước vận tải biển tăng mạnh; những xu hướng này sẽ thay đổi toàn cảnh chuỗi cung ứng, qua đó cần các chiến lược mới.

Đáng chú ý, trong một hội nghị do Toll Group tổ chức nhằm thảo luận về vận tải đường biển toàn cầu, Giám đốc điều hành Công ty Tư vấn về vận tải biển Vespucci Maritime, ông Lars Jensen nhận định, giá cước được dự báo sẽ tăng trong ít nhất 18 tháng tới, trước khi bình thường hóa vào năm 2023.

Tiếp đó, vận tải đa phương thức sẽ trở thành "bình thường mới". Tình trạng tắc nghẽn và chi phí vận tải đường biển gia tăng đang khiến các doanh nghiệp cần phải xem xét lại chiến lược chuỗi cung ứng để duy trì tính cạnh tranh. Khi những vấn đề về vận tải container khó có thể cắt giảm trong thời gian tới, cách tiếp cận đa phương thức đối với chuỗi cung ứng có thể sẽ mang lại hiệu quả để giảm bớt những khó khăn về năng lực và chi phí cho các doanh nghiệp ở Đông Nam Á. Điều này có thể bao gồm sự kết hợp của vận tải đường bộ, đường hàng không và đường sắt, tận dụng những liên kết đã được thiết lập trên toàn khu vực.

Cuối cùng, các doanh nghiệp ở châu Á sẽ chi phối các chuỗi cung ứng trong khu vực. Việc chuyển đổi ưu tiên của khách hàng theo hướng giao hàng nhanh hơn, cùng sự tham gia ngày càng tăng của các mạng lưới sản xuất ở Đông Nam Á đã dẫn đến những chuỗi cung ứng ngắn hơn trong khu vực này.

Ông Thomas Knudsen lưu ý, những thách thức trong 2 năm qua được dự báo ​​sẽ tiếp diễn trong năm 2022, bao gồm tình trạng tắc nghẽn, chi phí đầu vào (như nhiên liệu) và giá cước vận tải gia tăng. Để có sự chuẩn bị đầy đủ, các doanh nghiệp cần có chiến lược nhằm nâng cao khả năng phục hồi nhanh theo cách thức hiệu quả về chi phí, đồng thời cho phép các chuỗi cung ứng đáp ứng tốt hơn với những cơ hội mà sự bùng nổ thương mại điện tử trên khắp châu Á mang lại.

LÊ THẢO

(Lược dịch từ The Business Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

88% người tiêu dùng Đông Nam Á dựa vào AI để quyết định mua hàng

Trong sách trắng đầu tiên về việc áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong thương mại điện tử tại Đông Nam Á, nền tảng thương mại điện tử Lazada cho biết, nghiên cứu mới của họ đã phát hiện ra phần lớn người tiêu dùng ở Đông Nam Á đang sử dụng AI để đưa ra quyết định mua hàng.

88 người tiêu dùng Đông Nam Á dựa vào AI để quyết định mua hàng
Đông Nam Á nổi lên như một “điểm nóng” về đổi mới công nghệ bất động sản

Với lợi thế từ sự bùng nổ dân số và làn sóng chuyển đổi số mạnh mẽ, Đông Nam Á đang sẵn sàng trở thành trung tâm đổi mới công nghệ bất động sản, với nhiều cơ hội tăng trưởng đáng kể giữa nhiều thách thức, các nhà lãnh đạo ngành này cho biết tại Hội nghị Công nghệ châu Á được tổ chức tại Jakarta ngày 23/10.

Đông Nam Á nổi lên như một “điểm nóng” về đổi mới công nghệ bất động sản
Đông Nam Á:
“Điểm nóng” về trung tâm dữ liệu toàn cầu

Tạp chí The Straits Times ngày 14/10 có bài viết cho hay, các công ty công nghệ lớn nhất thế giới đang đổ xô đến khu vực Đông Nam Á để xây dựng các trung tâm dữ liệu, vào thời điểm mà nhu cầu về cơ sở hạ tầng và sức mạnh tính toán để hỗ trợ công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đang gia tăng nhanh chóng.

“Điểm nóng” về trung tâm dữ liệu toàn cầu
Return to top