Thế giới

Doanh nghiệp MSME cần được ASEAN đầu tư thúc đẩy phục hồi

ClockThứ Bảy, 01/08/2020 15:36
TTH.VN - Một điều không thể phủ nhận là COVID-19 đã và đang ảnh hưởng đến nền kinh tế cũng như cách sống của ASEAN. Trong bối cảnh đại dịch vẫn đang tiếp tục leo thang, những dự đoán đưa ra về mức độ thiệt hại kinh tế cũng sẽ không dừng lại.

APEC kêu gọi các doanh nghiệp nhỏ chuyển đổi kỹ thuật sốIndonesia đặt mục tiêu phát triển kỹ thuật số cho 10 triệu doanh nghiệp MSMEASEAN và Quỹ châu Á hỗ trợ kỹ năng cho 200.000 doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏASEAN-Thổ Nhĩ Kỳ thống nhất danh mục lĩnh vực hợp tác ưu tiên đến 2023Doanh nghiệp vừa và nhỏ Singapore thông thạo kỹ thuật số nhất khu vực

Doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa là đối tượng chịu ảnh hưởng lớn nhất từ đại dịch COVID-19. Ảnh minh họa: Dân trí

Trong đó các nền kinh tế Đông Á – Thái Bình Dương, trừ Trung Quốc có thể sẽ giảm 1,2% trong năm 2020. Singapore, Thái Lan, Malaysia và Philippines sẽ chịu tác động đặc biệt mạnh mẽ khi đối diện với các cơn co thắt lần lượt là 7%; 7,7%; 3,8% và 3,6% theo thông tin của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và từ chính phủ các nước. Hậu quả của việc mất việc làm và giảm thu nhập sẽ ảnh hưởng đến 41 triệu dân Đông Á – Thái Bình Dương, bao gồm cả khu vực ASEAN – Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết.

Các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSMEs) là những đối tượng chịu tác động nặng nề nhất. Được biết, MSMEs đóng vị trí trung tâm trong sự thịnh vượng của ASEAN, nhất là khi chiếm từ 88,8% đến gần 100% tổng số doanh nghiệp tại các nước thành viên trong khối. 51,7% - 97,2% tổng số việc làm của các quốc gia đều được cung cấp bởi MSME...

Về tác động, những ảnh hưởng tiêu cực nhất xảy đến với các đối tượng dễ bị tổn thương như lao động nhập cư, phụ nữ và những người sống ở vùng sâu vùng xa, kém phát triển. Trong đó, những nhóm người này thường dựa vào các doanh nghiệp nhỏ để tìm kiếm việc làm.

Hội đồng Tư vấn Kinh doanh ASEAN (ASEAN BAC) đã kêu gọi đưa các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa vào top những vấn đề ưu tiên quan trọng của ASEAN, cụ thể là trong các kế hoạch phục hồi của ASEAN và của các quốc gia thành viên thông qua việc cung cấp mạng lưới an toàn xã hội cho hầu hết những doanh nghiệp dễ bị tổn thương và lực lượng lao động của họ.

Với tình hình như hiện nay, giới chuyên gia bày tỏ quan điểm tin tưởng các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa có những gì cần thiết để nhanh chóng phục hồi từ COVID-19 nhờ vào tính linh hoạt và khả năng thích ứng với sự thay đổi của môi trường. Ngoài ra, vì doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia vào các cấp độ khác nhau của chuỗi cung ứng và tạo nên sự cạnh tranh thị trường lành mạnh, nên các doanh nghiệp này, cùng với những doanh nghiệp lớn hơn có thể cung cấp nền tảng vững chắc cho sự phục hồi của nền kinh tế các nước.

Để khai thác toàn bộ tiềm năng của doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa trong quá trình hỗ trợ các nền kinh tế phục hồi, một môi trường thuận lợi sẽ cho phép các doanh nghiệp nhanh chóng thích nghi với các hoạt động kinh doanh theo phương thức mới. Một dòng chảy thương mại liền mạch trên thị trường trong nước và khu vực, cộng thêm các hướng dẫn vận hành phù hợp và tạo điều kiện mở lại hoạt động kinh doanh một cách an toàn là những điều thiết yếu của quá trình bình thường hóa. Dòng tài chính trực tiếp và cụ thể cho doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa hiện rất quan trọng để bảo vệ họ khỏi sự bị động và bị chi phối bởi các doanh nghiệp lớn hơn.

Thêm vào đó, năng lực của doanh nghiệp cũng cần được nâng cao và cơ hội phải được tạo ra để phát triển. Điều này hoàn toàn có thể đạt được trong bối cảnh thị trường chung, gắn kết của ASEAN sẽ được quảng bá như một điểm đến đầu tư an toàn cho chuỗi các giá trị toàn cầu bị phá vỡ bởi đại dịch. Hỗ trợ số hóa doanh nghiệp để điều chỉnh các thay đổi của người tiêu dùng và định hình lại thị trường, cộng thêm chuyển đổi sang thương mại điện tử cũng có thể sẽ hữu ích.

Kết hợp với nhiều chính sách điều chỉnh khác, để xây dựng một nền kinh tế công bằng và bền vững hơn, doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa cần thích nghi với những cách làm sáng tạo, kiên cường và có trách nhiệm hơn, từ đó góp phần giúp ASEAN ngày càng phát triển mạnh mẽ.

Đan Lê (Lược dịch từ Khmer Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khi doanh nghiệp là ngôi nhà thứ hai

Ngoài nâng cao chế độ lương, thưởng, nhiều doanh nghiệp (DN) đã quan tâm hơn đến việc cải thiện môi trường làm việc và xây dựng các công trình phúc lợi giúp người lao động (NLĐ) yên tâm cống hiến, gắn bó lâu dài với DN.

Khi doanh nghiệp là ngôi nhà thứ hai
TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN:
Để không có vùng trắng tín dụng

Tăng khả năng tiếp cận tín dụng nói riêng và các dịch vụ tài chính nói chung sẽ góp phần nâng cao năng lực của toàn xã hội, nhất là người yếu thế.

Để không có vùng trắng tín dụng
Doanh nghiệp kỳ vọng vào sự tăng trưởng

Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trong những tháng đầu năm có những dấu hiệu khởi sắc. Nhiều doanh nghiệp có đơn hàng trở lại, lãi suất ngân hàng hạ nhiệt… là những yếu tố thuận lợi để doanh nghiệp chủ động thực hiện tốt kế hoạch hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Doanh nghiệp kỳ vọng vào sự tăng trưởng
Tín chỉ carbon cho doanh nghiệp

Hiện nay, doanh nghiệp (DN) muốn tham gia sâu vào thị trường quốc tế phải có tín chỉ carbon. Tín chỉ carbon được hiểu là chứng nhận để giao dịch thương mại và đổi quyền được phát thải khí nhà kính.

Tín chỉ carbon cho doanh nghiệp
Return to top