Thế giới

Doanh nhân nước ngoài đổ xô đến Đông Nam Á kinh doanh

ClockThứ Bảy, 01/04/2023 10:34
TTH.VN - Đông Nam Á đang ở trong thời kỳ tăng trưởng nhanh chóng được thúc đẩy bởi sự đổi mới trong kinh doanh. Các ngành công nghiệp đang phát triển bao gồm công nghệ, nông nghiệp, thương mại điện tử và bất động sản. Như người ta đã từng nói “thuỷ triều lên sẽ nâng tất cả các con thuyền” và việc ở trong các nền kinh tế đang phát triển nhanh này có thể mang lại một môi trường sôi động để tăng trưởng.

WB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của Đông Á và Thái Bình DươngChi phí nhiên liệu thấp hơn thúc đẩy người tiêu dùng chuyển sang xe điệnASEAN cần hành động để tăng cường vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầuGiải pháp “xanh” là chìa khóa chống biến đổi khí hậu5 ngân hàng trung ương ASEAN và BIS thử nghiệm thanh toán xuyên biên giới

leftcenterrightdel
 Đà Nẵng, một trong những thị trường tiềm năng được nhiều doanh nhân nước ngoài yêu thích. Ảnh minh hoạ: TTXVN/Vietnam+

Theo các chuyên gia, có nhiều lợi ích để các doanh nghiệp nước ngoài bắt đầu một doanh nghiệp nhỏ ở khu vực Đông Nam Á.

Chi phí sinh hoạt

Một yếu tố nổi bật Đông Nam Á là khả năng chi trả. Chi phí sinh hoạt giảm có thể giúp các doanh nhân phát triển mạnh. Các quốc gia bao gồm Thái Lan, Malaysia và Việt Nam luôn hiểu được rằng để xây dựng doanh nghiệp thành công, các nhà sáng lập phải đáp ứng chi phí của doanh nghiệp mình.

Chỉ với 1.000 USD/tháng, bạn đã có thể thuê một ngôi nhà có hồ bơi hoặc sân vườn, thậm chí là một đầu bếp riêng. Mức chi phí sinh hoạt thấp này rất lý tưởng cho những doanh nhân muốn đến đây thành lập doanh nghiệp. Càng cắt giảm chi phí sinh hoạt, càng có nhiều tiền để đổ vào công việc kinh doanh của mình. Điều này cho phép các doanh nghiệp phát triển một cách tự nhiên, từ đó các doanh nhân sẽ có nhiều thời gian hơn để thu hút khách hàng và xây dựng sản phẩm hoặc dịch vụ của mình.

Vị trí tối ưu

Những năm gần đây, các nước Đông Nam Á chứng kiến sự bùng nổ của co-working space. Những không gian này là sự giao thoa giữa văn phòng và quán cà phê. Cảm giác giản dị nhưng mang tính xây dựng của loại hình hoạt động này cực kỳ hấp dẫn đối với các doanh nhân. Một tính năng hấp dẫn khác là những không gian này khá hiệu quả về giảm chi phí. Nói một cách cụ thể, nhiều không gian làm việc chung cung cấp các dịch vụ trọn gói, gồm các tiện nghi như bàn làm việc, phòng họp riêng, không gian hội nghị, nhà bếp, thiết bị pha cà phê… với mức giá chỉ 200 USD/người.

Tuy nhiên, giá cả không phải là yếu tố thúc đẩy duy nhất. Không gian làm việc chung, hay còn gọi là co-working space ở Đông Nam Á cũng cung cấp khả năng truy cập Internet tốc độ cao ở những khu vực mà trước đây không thể kết nối.

Điều này được thể hiện rõ nhất trong ví dụ về Ubud ở Bali. Trước đây, Ubud hoàn toàn bị các chủ doanh nghiệp phớt lờ do mạng Internet không đáng tin cậy. Tuy nhiên, hiện tại, thị trấn nhiệt đới xa xôi này đã và đang biến thành một điểm đến, thị trường đầy tiềm năng cho nhiều doanh nghiệp startup lần đầu tiên.

Các cơ hội kết nối

Với thế giới trong tầm tay, nhiều doanh nhân tiến hành kinh doanh hoàn toàn theo hình thức trực tuyến. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng doanh nghiệp của mình, điều quan trọng đối với các doanh nhân là duy trì kết nối xã hội. Nó mang đến cho nhân viên cơ hội kết nối ngoại tuyến với đồng nghiệp và khách hàng. Đây là lý do vì sao các thành phố như Singapore, Chiang Mai (Thái Lan) và Bali (Indonesia) mang đến những cơ hội kết nối tuyệt vời. Những thành phố này tự hào có nhiều sự kết nối tốt hơn so với ở các nước phương Tây.

Hệ thống thuế lãnh thổ

Một lợi ích quan trọng khác của Đông Nam Á đối với các doanh nhân là hệ thống thuế theo lãnh thổ. Theo hệ thống này, cả Singapore và Malaysia đều không đánh thuế thu nhập ở nước ngoài của doanh nghiệp. Triển vọng giữ 100% thu nhập ở nước ngoài và chi phí sinh hoạt thấp đã giúp Malaysia trở thành một lựa chọn cực kỳ hấp dẫn đối với các doanh nhân.

Thêm vào đó, Malaysia cũng cung cấp biên giới mở cho “người di cư tìm kinh tế”. Tuy nhiên, điều này phụ thuộc vào việc doanh nghiệp có thể chứng minh được sự đóng góp lâu dài cho nền kinh tế Malaysia thông qua chương trình MM2H (Malaysia My Second Home – Tạm dịch là Malaysia, quê hương thứ hai của tôi) hay không.

Đông Nam Á – nơi tốt nhất để thành lập doanh nghiệp kinh doanh

Nhiều doanh nhân kỹ thuật số đã và đang đổ xô đến Đông Nam Á. Khu vực này được coi là một trong những điểm đến tốt nhất và dễ nhất trên thế giới để bắt đầu kinh doanh. Đây là do cơ hội kết nối ở Đông Nam Á phong phú, chính sách thuế theo lãnh thổ, nền kinh tế thị trường tự do… Tại đây, các doanh nghiệp trực tuyến có thể phát triển mạnh.

Trong đó, Đà Nẵng là điểm đến được nhiều doanh nhân, nhà đầu tư lựa chọn. Trong nhiều năm, Đà Nẵng đã được các chủ doanh nghiệp nước ngoài coi là “điểm đến lớn tiếp theo” cho các dự án khởi nghiệp. Với dân số gần 100 triệu người, Việt Nam mang đến cho các chủ doanh nghiệp khả năng tiếp cận một trong những thị trường nội địa phát triển mạnh nhất châu Á.

Và khi dân số tăng lên, vai trò của Đà Nẵng ở Đông Nam Á cũng tăng lên trông thấy. Điều này làm cho thành phố trở thành một thị trường hoàn hảo để thiết lập một “cơ sở khách hàng” vững chắc.

Sự tăng trưởng theo cấp số nhân của Đà Nẵng được thúc đẩy bởi khoản đầu tư lớn vào các công ty khởi nghiệp từ các nhà đầu tư mạo hiểm. Bối cảnh khởi nghiệp đang phát triển thậm chí còn thu hút các công ty quốc tế như Apple tham gia thị trường. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên vì Việt Nam là mảnh đất màu mỡ cho sự đổi mới…

Đan Lê (Lược dịch từ ExpatTaxes)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Liên kết hữu ích

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Bảo tàng nước” lớn nhất Đông Nam Á không còn bình yên - Bài 2: Thách thức…

Trong khi các phương tiện khai thác thủy sản trái phép của ngư tặc có công suất lớn, thường đi theo nhóm có tổ chức, sử dụng hung khí và rất manh động thì phương tiện tuần tra, truy bắt của các chi hội nghề cá còn thiếu thốn, công suất nhỏ đặt ra nhiều thách thức trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản (NLTS) trên vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai.

“Bảo tàng nước” lớn nhất Đông Nam Á không còn bình yên - Bài 2 Thách thức…
Vụ tấn công mạng tại Indonesia báo hiệu mối đe dọa gia tăng ở Đông Nam Á

Tạp chí Nikkei Asia ngày 15/7 dẫn lời các chuyên gia cho biết, một vụ tấn công bằng ransomware (mã độc tống tiền) xảy ra gần đây ở Indonesia, trong đó tin tặc mã hóa dữ liệu tại hơn 200 cơ quan chính phủ, đã nêu bật nhu cầu về an ninh mạng mạnh mẽ hơn ở Đông Nam Á, trong bối cảnh sự bùng nổ kỹ thuật số khiến khu vực này phải đối mặt với các mối đe dọa trực tuyến tinh vi và thường xuyên hơn.

Vụ tấn công mạng tại Indonesia báo hiệu mối đe dọa gia tăng ở Đông Nam Á
Đông Nam Á:
“Cái nôi” của đổi mới sáng tạo công nghệ nông nghiệp do AI thúc đẩy

Nông nghiệp là trụ cột kinh tế của khu vực Đông Nam Á, chiếm khoảng 11% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vào năm 2022, và gần 1/3 tổng số việc làm trong khu vực. Tầm quan trọng của lĩnh vực này đặc biệt quan trọng ở các quốc gia tập trung vào nông nghiệp như Myanmar và Campuchia, nơi nông nghiệp đóng góp hơn 20% GDP và khoảng 35% tổng số việc làm. Ở Lào, con số thậm chí còn rõ ràng hơn, với việc làm trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm 70% tổng số việc làm.

“Cái nôi” của đổi mới sáng tạo công nghệ nông nghiệp do AI thúc đẩy
Return to top