Thế giới

Đông Nam Á vẫn chuộng giao dịch bằng tiền mặt hơn sau dịch

ClockThứ Hai, 23/05/2022 07:51
TTH.VN - COVID-19 được nhận định là sẽ thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang thanh toán kỹ thuật số. Những đợt phong tỏa và hạn chế đi lại áp dụng vào đầu năm 2020 trên khắp Đông Nam Á, cộng thêm sự lo ngại rằng virus có thể dễ dàng lây lan hơn khi giao dịch bằng tiền mặt từ người này sang người khác dường như báo trước cho một kỷ nguyên mà trong đó tiền mặt sẽ dần “tuyệt chủng như khủng long”.

Thanh toán bằng ví điện tử phát triển ở Đông Nam ÁChâu Á đối mặt với viễn cảnh “lạm phát đình trệ”Nhật Bản hỗ trợ tiền mặt cho sinh viên nước ngoài gặp khó về tài chínhIsrael ra mắt đồng tiền vinh danh y bác sĩ chống dịch COVID-19Thanh toán không dùng tiền mặt giữa đại dịch

Người dân ở nhiều quốc gia Đông Nam Á vẫn chuộng giao dịch bằng tiền mặt hơn các loại hình tiền tệ khác. Ảnh minh họa: Reuters/VTV.vn

Sự thật trái ngược

Tuy nhiên, dữ liệu gần đây về thực tiễn quản lý tiền mặt trên toàn khu vực cho thấy, tiền mặt dường như đang tăng trở lại, ít nhất là ở một số nền kinh tế. Cơ quan kế toán chuyên nghiệp CPA Australia đã thực hiện một nghiên cứu lớn trong khu vực về hành vi tài chính của doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME). Cuộc khảo sát được thực hiện hằng năm về các hoạt động kinh doanh quy mô nhỏ trên khắp châu Á - Thái Bình Dương, bao gồm xem xét mức độ sử dụng tiền mặt. Kết quả của vòng khảo sát mới nhất đã cho thấy một số kết quả đáng chú ý.

Cụ thể, Philippines là quốc gia có mức độ sử dụng tiền mặt cao nhất, với hơn 80% doanh nghiệp được hỏi cho biết, phần lớn doanh số bán hàng của năm 2021 của họ được giao dịch bằng tiền mặt. Điều này đánh dấu sự gia tăng đáng kể so với mức 70% ghi nhận trong năm 2020, khi mức độ sử dụng tiền mặt giảm có thể là do các đợt phong tỏa trên diện rộng để chống dịch COVID-19 gây ra.

Có thể nói rằng, người Philippines khá thích giao thương bằng đồng Peso. Việc sử dụng tiền mặt đã quay trở lại vào năm 2021 là tương tự như năm 2019, đạt mức 80%.

Người Indonesia cũng tiếp tục thể hiện sự phụ thuộc chủ yếu vào tiền mặt - với mức tăng nhẹ trong năm 2021 vừa qua. Tỷ lệ các công ty nhận hơn một nửa các khoản thanh toán bằng tiền mặt tăng từ 58% trong năm 2020 lên thành 60% vào năm 2021.

Xu hướng này không giống nhau ở tất cả mọi nơi trong khu vực. Nói một cách rõ ràng hơn, cả Malaysia và Singapore lại tiếp tục báo cáo có sự sụt giảm rõ ràng trong việc sử dụng tiền mặt, với ít hơn 40% các doanh nghiệp nhỏ ở mỗi quốc gia báo cáo có giao dịch phần lớn là với tiền mặt. Ở hai quốc gia này, việc sử dụng tiền mặt giảm liên tục trong vài năm.

Bên cạnh đó, cũng có những mô hình giao dịch dựa trên tiền mặt khác nhau. Về cơ bản, Việt Nam đã chứng kiến lượng giao dịch tiền mặt tăng đáng kể vào năm 2020, ngay cả khi đại dịch COVID-19 buộc phải triển khai phong tỏa quy mô lớn. Tuy nhiên đến năm 2021 lại giảm xuống khi hạn chế đi lại được nới lỏng.

Nhìn chung, khu vực Đông Nam Á sẽ vẽ nên bức tranh hỗn hợp, làm nhiễu loạn giả định rằng tiền mặt đang trên đà suy giảm một chiều không thể tránh khỏi, với nguyên nhân là do đại dịch COVID-19 gây ra.

Tóm lại, tiền mặt không thể biến mất sớm. Trên thực tế, nhiều công ty ở Đông Nam Á dường như đã chuyển sang thanh toán bằng tiền mặt khi đại dịch dần được kiểm soát và có dấu hiệu “rút lui”. Các mô hình tương tự cũng xuất hiện rõ ràng ở nhiều khu vực khác ở châu Á - Thái Bình Dương, trong đó các nước như Ấn Độ, Trung Quốc và New Zealand cũng báo cáo mức sử dụng tiền mặt trong năm 2021 tăng cao hơn so với số lượng ghi nhận trong năm 2020.

Không chỉ ở riêng khu vực Đông Nam Á

Xu hướng này cũng được hỗ trợ bởi một nghịch lý khác gây nhiều tò mò, đó là sự gia tăng tiền tệ trong vòng quay giao dịch trên toàn thế giới. Trong những năm gần đây, nhu cầu về tiền mặt đã tăng lên đáng kể, ngay cả khi việc sử dụng tiền giấy trong các giao dịch bán lẻ được cho là đã giảm.

Cái gọi là “nghịch lý tiền giấy” này đã được quan sát và ghi nhận ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới, bao gồm cả Khu vực đồng tiền chung châu Âu, Mỹ và một số quốc gia khác.

Bức tranh có thể trở nên khó xác định hơn một chút ở Đông Nam Á, bởi rất ít số liệu thống kê được công khai về lượng tiền tệ được lưu hành trong khu vực kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát.

Các quốc gia như Singapore đã thể hiện nhiều chỉ số trái ngược nhau, với nhu cầu về tiền giấy tăng mạnh trong những năm trước đại dịch, ngay cả khi sự chấp nhận của quốc gia đối với giao dịch kỹ thuật số cũng tăng lên đáng kể.

Xu hướng tương tự cũng được nhìn thấy ở khu vực Đông Bắc Á, nơi dự trữ tiền mặt của Nhật Bản tăng lên trong thời gian gần đây và nhảy vọt thêm 5% trong năm đầu tiên khi đại dịch COVID-19 xuất hiện.

Về lý do vì sao tiền mặt vẫn chưa được thay thế, có thể kể đến như sở thích về văn hóa đối với các loại tiền tệ hữu hình, sự cảnh giác với tiền điện tử, sợ lừa đảo và kết nối kỹ thuật số kém...

Tuy nhiên, cũng có các xu hướng khác đang xuất hiện trên toàn khu vực và chắc chắn sẽ có tác động đến tiền mặt. Lạm phát một lần nữa nổi lên có thể sẽ khiến nhiều người tiêu dùng dần dịch chuyển sang một phương thức giao dịch khác ngoài tiền mặt và chuyển sang các loại tài sản khác, song vẫn còn quá sớm để nhận định bất kỳ việc gì.

Cùng lúc, một lượng nhỏ, song ngày càng tăng các thương gia Đông Nam Á cũng đang chấp nhận thanh toán bằng tiền điện tử - loại tiền kỹ thuật số mà cho đến nay vẫn chưa được kiểm soát bởi các ngân hàng trung ương.

Được biết, thanh toán điện tử có tiềm năng giảm chi phí giao dịch và cho phép đảm bảo an toàn cho thanh toán không biên giới. Song chúng có đặc điểm là “dễ bốc hơi” và thay đổi lớn về giá trị.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lừa đảo chiếm đoạt tiền của người có nhu cầu ghép thận

Ngày 22/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. Huế cho biết, vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Hoàng Thị Phương Ngọc (SN 1987, trú tại 383 Nguyễn Tất Thành, phường Thủy Dương, TX. Hương Thủy) và Trương Trọng Long (SN 1991, trú tại phường Đạt Hiếu, TX. Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk) về hành vi “Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản”.

Lừa đảo chiếm đoạt tiền của người có nhu cầu ghép thận
Bắt nhóm đối tượng “lừa vàng” chuyên nghiệp

Ngày 15/11, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an TP. Huế cho biết, đơn vị đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam nhóm đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản với thủ đoạn rất tinh vi.

Bắt nhóm đối tượng “lừa vàng” chuyên nghiệp
Cảnh báo giả mạo cơ quan thuế để lừa đảo

Ngày 7/11, Cục Thuế tỉnh Thừa Thiên Huế thông tin, hiện có một số đối tượng mạo danh cơ quan thuế gửi giấy mời người nộp thuế (NNT) làm việc, kiểm tra, thanh tra… nhằm mục đích đánh cắp thông tin doanh nghiệp (DN), thông tin cá nhân phục vụ mục đích xấu.

Cảnh báo giả mạo cơ quan thuế để lừa đảo
Return to top