Thế giới

Dòng vốn FDI đổ vào các nền kinh tế đang phát triển giảm 9% trong năm 2023

ClockThứ Sáu, 26/01/2024 06:39
TTH - Theo Báo cáo Giám sát Xu hướng Đầu tư Toàn cầu mới nhất của Hội nghị liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào các nước đang phát triển đã giảm 9% xuống còn 841 tỷ USD trong năm 2023.

Thu hút chuyển giao công nghệ mới từ FDIKỳ vọng 'đón sóng' dòng vốn FDIĐể doanh nghiệp FDI là động lực thúc đẩy tăng trưởng

 Năm 2023, dòng vốn FDI sụt giảm mạnh ở các nước châu Á đang phát triển. Ảnh minh họa: Vietnamnet

Báo cáo cho thấy các nước đang phát triển ở châu Á chịu ảnh hưởng nặng nề của sự suy giảm khi ghi nhận mức giảm 12%, trong khi dòng vốn chảy vào châu Phi, châu Mỹ Latinh và Caribe ít nhiều vẫn ổn định.

Sự sụt giảm FDI vào các khu vực đang phát triển trong năm ngoái diễn ra trong bối cảnh kinh tế bất ổn và đầu tư yếu kém trên toàn cầu.

Báo cáo cho biết, mặc dù dòng vốn trên toàn thế giới đã vượt kỳ vọng trước đó và tăng nhẹ 3% trong năm 2023 lên mức ước tính 1.370 tỷ USD, “mức tăng tổng thể phần lớn là do sự gia tăng ở một số nền kinh tế lớn ở Châu Âu”.

Điều đáng chú ý là khi loại trừ các nền kinh tế lớn này, dòng vốn FDI toàn cầu sẽ giảm mạnh đến 18% trong năm 2023.

FDI sụt giảm mạnh ở châu Á đang phát triển

Trong năm 2023, một số nền kinh tế đang phát triển lớn ở châu Á chứng kiến dòng vốn FDI sụt giảm đáng kể, nhưng vẫn là điểm đến hấp dẫn cho các dự án mới.

Báo cáo cho thấy Trung Quốc đã ghi nhận sự sụt giảm hiếm hoi dòng vốn FDI trong năm ngoái, với mức giảm 6%. Tuy nhiên, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới lại chứng kiến mức tăng trưởng 8% trong các kế hoạch đầu tư vào các dự án mới.

Tương tự, Ấn Độ chứng kiến dòng vốn FDI giảm 47% nhưng vẫn nằm trong top 5 điểm đến hàng đầu trên toàn cầu cho các dự án mới.

Dòng vốn FDI chảy vào các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cũng đã sụt giảm 16% trong năm ngoái. Tuy nhiên, khu vực này vẫn hấp dẫn đối với các khoản đầu tư sản xuất với mức tăng đáng kể 37% trong các thông báo về dự án mới ở các quốc gia như Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines và Campuchia.

Ở Tây Á, FDI vẫn ổn định ở mức 2% nhờ đầu tư bền vững vào Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), nơi chứng kiến các khoản đầu tư mới tăng 28%, chỉ sau Mỹ - nước tiếp nhận FDI lớn nhất thế giới.

Dòng vốn đến châu Phi không thay đổi

Với châu Phi, dòng vốn FDI vào khu vực này gần như không thay đổi trong năm 2023 với ước tính khoảng 48 tỷ USD, giảm nhẹ 1% so với một năm trước đó.

Khu vực này chứng kiến sự gia tăng các thông báo dự án đầu tư mới, đặc biệt là ở Maroc, Kenya và Nigeria. Tuy nhiên, mức giảm đáng kể khoảng 33% trong các giao dịch tài trợ dự án – cao hơn mức trung bình toàn cầu – làm dấy lên mối lo ngại về tương lai của nguồn tài trợ cơ sở hạ tầng ở lục địa.

Lạc quan thận trọng

Xét về triển vọng, UNCTAD cho rằng năm 2024 có thể sẽ chứng kiến dòng vốn FDI tăng nhẹ trên toàn cầu.

“Dự báo về lạm phát và chi phí đi vay ở các thị trường lớn cho thấy sự ổn định về điều kiện tài chính cho các giao dịch đầu tư quốc tế”, báo cáo của UNCTAD nêu rõ.

Tuy nhiên, UNCTAD cũng cảnh báo những rủi ro đáng kể, bao gồm căng thẳng địa chính trị, mức nợ cao ở nhiều quốc gia và mối đe dọa về sự phân hóa kinh tế sâu sắc hơn nữa trên thế giới… tất cả đều phủ bóng đen lên bối cảnh đầu tư toàn cầu.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ SSRN & UNCTAD)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam

Dừng bước ở tứ kết trước U23 Iraq với tỷ số sít sao 0-1, U23 Việt Nam phần nào cho thấy những nỗ lực lớn, hoàn thành được mục tiêu tối thiểu trong tình thế khó khăn của bóng đá nước nhà. Các cầu thủ trẻ có tiềm năng phát triển nếu được trọng dụng và tạo điều kiện cọ xát.

Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam
ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên

Theo ước tính vừa được Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố ngày 24/4, trận động đất nghiêm trọng ở miền Trung Nhật Bản vào ngày đầu năm mới 2024 đã có tác động tiêu cực đến kinh tế nước này, với thiệt hại có thể lên tới 115 tỷ yên (743 triệu USD) trong quý I/2024, tức gần 0,1% GDP danh nghĩa của cả nước.

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên
Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị ở Quảng Điền đã cụ thể hóa mô hình “Dân vận khéo” bằng nhiều mô hình, các hoạt động sôi nổi, rộng khắp, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong Nhân dân. Qua đó, khơi dậy nội lực, huy động sức dân tạo nguồn lực để chung tay xây dựng huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao.

Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”
Tích cực tháo gỡ 3 'điểm nghẽn' đối với phát triển giáo dục mầm non

Ngày 22/4, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 173/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp của Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo về “Đổi mới, phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Tích cực tháo gỡ 3 điểm nghẽn đối với phát triển giáo dục mầm non
Return to top