Thế giới

EU đạt thỏa thuận áp thuế khí thải CO2 đối với nhập khẩu hàng hóa gây ô nhiễm

ClockThứ Ba, 13/12/2022 17:27
TTH.VN - Sau các cuộc đàm phán kéo dài, ngày 13/12, Liên minh châu Âu (EU) đã đạt được thỏa thuận chính trị để áp thuế khí thải Carbon Dioxide đối với việc nhập khẩu hàng hóa gây ô nhiễm như thép và xi măng-một kế hoạch đầu tiên trên thế giới nhằm hỗ trợ các ngành công nghiệp của châu Âu tiến đến mục tiêu khử Carbon.

UAE và Ai Cập hợp tác xây dựng một trong những trang trại điện gió lớn nhất thế giớiWMO: Nồng độ CO2 và mêtan trong khí quyển cao kỷ lụcEU thông qua luật biến đổi khí hậu mang tính bước ngoặtCác nhà lãnh đạo thế giới kêu gọi hành động vì khí hậuIEA ban hành “cảnh báo nghiêm trọng” về lượng khí thải CO2

Thỏa thuận áp thuế khí thải CO2 là một trong những nỗ lực của Liên minh châu Âu (EU) nhằm giúp thế giới chống lại biến đổi khí hậu. Ảnh minh họa: Reuters/TTXVN/Vietnam+

Theo đó, các nhà đàm phán từ các nước EU và Nghị viện châu Âu đã đạt được thỏa thuận vào sáng ngày 13/12 tại Brussels, qua đó thông qua luật áp đặt chi phí phát thải CO2 đối với nhập khẩu sắt, thép, xi măng, phân bón, nhôm và điện.

Các công ty nhập khẩu các loại hàng hóa này vào EU sẽ được yêu cầu mua giấy chứng nhận để trả phí cho lượng khí thải CO2 có liên quan.

Kế hoạch được thiết lập để áp dụng cùng một mức phí đối với CO2 cho các công ty nước ngoài và các ngành công nghiệp trong nước của EU - những ngành sau này đã phải mua giấy phép từ thị trường Carbon của EU khi đây là các sản phẩm gây ô nhiễm.

Mohammed Chahim, nhà đàm phán hàng đầu của Nghị viện châu Âu về luật cho biết, thuế quan biên giới sẽ rất quan trọng đối với các nỗ lực của EU nhằm chống lại biến đổi khí hậu.

“Đó là một trong những cơ chế duy nhất mà chúng tôi có để khuyến khích các đối tác thương mại của mình khử Carbon cho ngành sản xuất của họ”, ông Mohammed Chahim cho hay.

Mục đích của khoản thuế này là để ngăn chặn ngành công nghiệp châu Âu bị ảnh hưởng bởi hàng hóa rẻ hơn, được sản xuất tại các quốc gia có quy tắc môi trường yếu hơn.

Nó cũng sẽ áp dụng cho Hydro nhập khẩu, vốn không có trong đề mục ban đầu của EU, song lại được các nhà lập pháp EU thúc đẩy trong các cuộc đàm phán.

Một số chi tiết về luật, bao gồm cả ngày bắt đầu có hiệu lực sẽ được xác định vào cuối tuần này, trong các cuộc đàm phán liên quan về cải cách thị trường Carbon của EU.

Hiện tại, EU cấp phép CO2 miễn phí cho ngành công nghiệp trong nước để bảo vệ ngành và các doanh nghiệp khỏi sự cạnh tranh từ nước ngoài, song hiện liên minh có kế hoạch loại bỏ dần giấy phép miễn phí này khi thuế quan biến giới dành cho Carbon được áp dụng theo từng giai đoạn để tuân thủ theo các quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Brussels cho biết, các quốc gia có thể được miễn thuế nếu họ có các chính sách về biến đổi khí hậu tương đương với EU.

Được biết, biểu thuế này là một phần trong gói các chính sách của EU, được thiết kế để giúp thế giới tránh biến đổi khí hậu thảm khốc bằng cách cắt giảm 55% lượng khí thải của EU vào năm 2030 so với mức ghi nhận vào năm 1990.

Đan Lê (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hơn 100 nhà lãnh đạo thế giới kêu gọi thỏa thuận khẩn cấp nhằm chuẩn bị và ngăn chặn đại dịch trong tương lai

Theo tin từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hơn 100 nhà lãnh đạo toàn cầu vừa lên tiến kêu gọi các chính phủ nhanh chóng thống nhất để đạt được một thỏa thuận quốc tế đầy tham vọng và công bằng nhằm tăng cường sự chuẩn bị chung của thế giới và ứng phó với các đại dịch trong tương lai.

Hơn 100 nhà lãnh đạo thế giới kêu gọi thỏa thuận khẩn cấp nhằm chuẩn bị và ngăn chặn đại dịch trong tương lai
EU và Philippines nối lại đàm phán thương mại

Liên minh châu Âu (EU) và Philippines ngày 18/3 cho biết, họ sẽ nối lại các cuộc đàm phán về một hiệp định thương mại tự do, trong bối cảnh EU tìm cách nắm bắt tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn của khu vực châu Á và tiếp cận các nguyên liệu thô quan trọng.

EU và Philippines nối lại đàm phán thương mại
Return to top