Thế giới

WMO: Nồng độ CO2 và mêtan trong khí quyển cao kỷ lục

ClockThứ Sáu, 28/10/2022 07:22
TTH.VN - Theo một báo cáo mới do Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) công bố, nồng độ của carbon dioxide (CO2), mêtan, và nitrous oxide (N2O) trong khí quyển, 3 loại khí nhà kính chính đang làm hành tinh nóng lên đều đã chạm mức cao kỷ lục mới trong năm ngoái.

EU thông qua luật biến đổi khí hậu mang tính bước ngoặtCác nhà lãnh đạo thế giới kêu gọi hành động vì khí hậuIEA ban hành “cảnh báo nghiêm trọng” về lượng khí thải CO2

Khí thải từ một nhà máy điện than ở tiểu bang Tây Virginia, Mỹ. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Trong đó, Bản tin về Khí nhà kính thường niên của cơ quan này đã cảnh báo về sự gia tăng lớn nhất của nồng độ khí mêtan vào năm 2021 so với một năm trước đó, kể từ khi các phép đo có hệ thống bắt đầu được thực hiện cách đây gần 40 năm.

Báo cáo của WMO cho rằng, trong khi lý do đằng sau mức tăng chưa từng có này vẫn chưa rõ ràng, đây dường như là kết quả của các quá trình sinh học, cũng như do con người gây ra.

Đáng chú ý, sự gia tăng của nồng độ CO2 trong giai đoạn 2020 - 2021 cũng lớn hơn so với tốc độ tăng trung bình hàng năm được ghi nhận trong thập kỷ qua; cũng theo cơ quan về khí tượng của Liên Hiệp Quốc (LHQ), nồng độ CO2 đang tiếp tục tăng trong năm 2022.

Trong một động thái liên quan, Tổng Thư ký WMO Petteri Taalas cho biết: “Báo cáo này một lần nữa nhấn mạnh thách thức to lớn, cũng như sự cần thiết mang tính sống còn của hành động khẩn cấp, nhằm cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính và ngăn nhiệt độ toàn cầu gia tăng hơn nữa trong tương lai”.

Theo người đứng đầu WMO, báo cáo cho thấy tầm quan trọng của việc thực hiện ngay lập tức các chiến lược hiệu quả về chi phí, nhằm giải quyết việc phát thải khí mêtan, cũng như cắt giảm khí CO2 bằng cách chuyển đổi các hệ thống công nghiệp, năng lượng và giao thông vận tải.

Qua đó, cơ quan này hy vọng, những nghiên cứu và kiến thức được thể hiện trong Bản tin về Khí nhà kính nói trên, và báo cáo Trạng thái Khí hậu Toàn cầu dự kiến sẽ được công bố trước thềm Hội nghị lần thứ 27 Các bên tham gia Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu (COP27) sắp tới tại Ai Cập, sẽ giúp thúc đẩy các nhà đàm phán tham gia vào những hành động tham vọng hơn, để đạt được mục tiêu của Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu là hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C.

Lê Thảo (Lược dịch từ UN News)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát thải từ giới siêu giàu trong 90 phút còn cao hơn trong cả đời người bình thường

Theo báo cáo mới được công bố hôm nay (28/10) của Oxfam - tổ chức toàn cầu đấu tranh chống bất bình đẳng để chấm dứt đói nghèo và bất công, lượng CO2 trung bình mà 50 tỷ phú giàu nhất thế giới thải ra thông qua các khoản đầu tư, máy bay phản lực tư nhân và du thuyền của họ trong 90 phút còn cao hơn cả lượng phát thải mà một người bình thường thải ra trong suốt cả cuộc đời.

Phát thải từ giới siêu giàu trong 90 phút còn cao hơn trong cả đời người bình thường
Trung Quốc lên kế hoạch cắt giảm khí thải CO2 ở các ngành công nghiệp chủ chốt

Theo kế hoạch vừa được Chính phủ Trung Quốc công bố, nước này đặt mục tiêu giảm lượng khí thải carbon dioxide (CO2) của các ngành công nghiệp chủ chốt ở mức tương đương khoảng 1% tổng lượng khí thải quốc gia trong năm 2023, thông qua việc tăng hiệu quả trong mọi hoạt động từ sản xuất thép cho đến vận tải.

Trung Quốc lên kế hoạch cắt giảm khí thải CO2 ở các ngành công nghiệp chủ chốt
“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu

Châu Âu đang ngày càng phải đối mặt với những đợt nắng nóng gay gắt đến mức cơ thể con người không thể chịu được, khi biến đổi khí hậu tiếp tục làm nền nhiệt toàn cầu tăng cao, cơ quan giám sát khí hậu Copernicus của EU và Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết.

“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu
Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA):
Phát thải CO2 liên quan đến năng lượng chạm mức kỷ lục

Lượng khí thải carbon dioxide (CO2) liên quan đến năng lượng đã tăng lên mức kỷ lục vào năm 2023, nhưng tốc độ tăng chậm lại so với những năm trước đó, nhờ sự mở rộng về công nghệ sạch được tiếp tục thực hiện, Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) ngày hôm nay (1/3) cho biết.

Phát thải CO2 liên quan đến năng lượng chạm mức kỷ lục
Return to top