Thế giới

EU hoàn tất thỏa thuận đặt mua thêm 300 triệu liều vaccine COVID-19 từ Pfizer và BioNTech

ClockThứ Ba, 09/02/2021 14:45
TTH.VN - Ngày 9/2, Liên minh châu Âu (EU) vừa hoàn tất thỏa thuận với hãng dược phẩm Mỹ Pfizer và đối tác BioNTech về việc cung cấp thêm 300 triệu liều vaccine COVID-19.

Vaccine Sputnik V chính thức được phép sử dụng ở HungaryWHO: Số người được tiêm vaccine Covid-19 trên thế giới đã vượt số ca mắcThế giới cần 7 năm để chấm dứt đại dịch Covid-19?Tỷ lệ người dân sẵn sàng tiêm vaccine ngừa Covid-19 trên toàn cầu tăngEU vẫn đặt mục tiêu tiêm chủng cho 70% người trưởng thành vào cuối hè này

EU hoàn tất thỏa thuận đặt mục thêm 300 triệu liều vaccine COVID-19 từ hãng dược Pfizer và BioNTech. Ảnh minh họa: KT/VOV

Theo đó, EU đã đặt mua 300 triệu liều vaccine được phát triển bởi Pfizer và BioNTech vào tháng 11/2020 và đã công bố thỏa thuận sơ bộ cho 300 triệu liều khác vào ngày 8/1, tùy thuộc vào các cuộc đàm phán về các điều khoản của hợp đồng mới.

Phát ngôn viên của Ủy ban châu Âu (EC) cho biết: “Ủy ban đã thông qua hợp đồng mới vào ngày hôm nay”.

Trong một diễn biến có liên quan, một quan chức tham gia đàm phán với Pfizer cho biết, theo thỏa thuận mới, các quốc gia EU đặt 200 triệu liều giao trong năm 2021, trong khi đàm phán về lịch trình giao 100 triệu liều còn lại vẫn đang được tiến hành.

Cũng trong diễn biến về dịch bệnh, tính đến 13h11p ngày 9/2 theo giờ Việt Nam, thế giới ghi nhận hơn 107 triệu ca nhiễm COVID-19, số ca tử vong đã vượt quá 2,3 triệu người và có hơn 78 triệu bệnh nhân đã bình phục.

Mỹ, Ấn Độ và Brazil vẫn là ba nước có số ca nhiễm COVID-19 cao nhất thế giới, với lần lượt hơn 27,7 triệu ca nhiễm, hơn 10,8 triệu ca nhiễm và hơn 9,5 triệu ca nhiễm.

Nhóm các chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đến Vũ Hán (Trung Quốc) để điều tra nguồn gốc của virus SARS-CoV-2 gây ra đại dịch COVID-19 sẽ tổ chức một cuộc họp báo vào ngày 9/2 sau gần 1 tháng họp và đến khảo sát các địa điểm tại thành phố Vũ Hán.

Theo WHO, cuộc họp được lên kế hoạch diễn ra vào 4h chiều theo giờ địa phương (tức 8h00 tối theo giờ GMT). Buổi họp cũng có sự tham gia của các nhà nghiên cứu Trung Quốc.

Một thành viên của nhóm các chuyên gia là nhà vi sinh vật học Dominic Dwyer nhận định, có lẽ phải mất nhiều năm mới có thể tìm hiểu đầy đủ về nguồn gốc của COVID-19.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA & Worldmeters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nông sản Việt trước yêu cầu của thị trường EU

Liên minh châu Âu (EU) là thị trường xuất khẩu quan trọng đối với các mặt hàng cà-phê, gỗ và cao su của Việt Nam với kim ngạch hằng năm đạt gần 3 tỷ USD. Đây cũng là các mặt hàng chịu sự kiểm soát chặt chẽ của Quy định chống phá rừng (EUDR) sắp có hiệu lực thi hành. Quy định này sẽ tác động lớn đến chuỗi cung ứng hàng hóa, đòi hỏi doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị tốt.

Nông sản Việt trước yêu cầu của thị trường EU
EU tăng cường nỗ lực chống lại thông tin sai lệch trực tuyến

Trong bối cảnh cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu (EP) đang diễn ra trên khắp Liên minh châu Âu (EU), các quan chức cấp cao của khối cho biết việc thao túng thông tin và phát tán nội dung lừa đảo trực tuyến có thể gây ra các mối đe dọa an ninh nghiêm trọng và từ đó, kêu gọi bảo vệ quá trình bầu cử.

EU tăng cường nỗ lực chống lại thông tin sai lệch trực tuyến
Return to top