Thế giới

WHO: Số người được tiêm vaccine Covid-19 trên thế giới đã vượt số ca mắc

ClockThứ Bảy, 06/02/2021 16:51
Theo Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus, về một mặt nào đó, đây là một tin tốt và là một thành tựu đáng kể mà thế giới đạt được trong một khoảng thời gian ngắn như vậy. Tuy nhiên, mặt khác, hơn 3/4 trong số này là ở 10 quốc gia chiếm gần 60% GDP toàn cầu.

Nhóm chuyên gia WHO tiếp tục lịch trình khảo sát thực tế tại Vũ HánCa Covid-19 toàn cầu vượt 89 triệu, WHO kêu gọi nước giàu chia sẻ vaccineÍt nhất 15.000 người Philippines tham gia thử nghiệm vaccine của WHOWHO: Xuất hiện biến thể mới của virus SARS-CoV-2 tại Nam PhiKhủng hoảng nước ở các trung tâm y tế gia tăng nguy cơ lây nhiễm COVID-19

Tiêm vaccine ở Hà Lan. Ảnh: AP

Liên quan vấn đề này, người đứng đầu cơ quan y tế Liên Hợp Quốc kêu gọi các quốc gia đã tiêm chủng cho những nhóm nguy cơ cao hãy chia sẻ vaccine với những nước khác. Theo ông, đây sẽ là cách tốt nhất để bảo vệ phần dân số còn lại của chính những nước này. Bởi thời gian tiêm chủng cho những người có nguy cơ cao nhất càng lâu, thì chúng ta càng tạo cơ hội cho virus đột biến và lẩn tránh vaccine. Gần 130 quốc gia, với 2 tỷ 500 triệu người, vẫn chưa được sử dụng một loại vaccine nào.

Theo các số liệu mới nhất, thế giới hiện ghi nhận hơn 105,9 triệu ca mắc và hơn 2,3 triệu ca tử vong do Covid-19.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức

Từ ngày 26 - 29/11, các đoàn đại biểu từ hơn 110 quốc gia đang tập trung ở Thủ đô Bangkok, Thái Lan để đưa ra các lộ trình quốc gia và đàm phán một tuyên bố chung về sức khỏe răng miệng tại Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu đầu tiên, do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tổ chức.

Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức
COP29: WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu

Ngay trước thềm Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lên tiếng kêu gọi chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đồng thời ủng hộ sự thích ứng và phục hồi lấy con người làm trung tâm.

COP29 

WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu
Return to top