Thế giới

FAO: Giá lương thực thế giới giảm tháng thứ 12 liên tiếp

ClockThứ Bảy, 08/04/2023 12:24
TTH.VN - Chỉ số giá lương thực đưa ra bởi Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp quốc (FAO) đã giảm trong tháng 3 vừa qua, tức giảm tháng thứ 12 liên tiếp và hiện giảm 20,5% so với mức cao kỷ lục của 1 năm trước, sau cuộc xung đột giữa Nga và Ukaraine.

ASEAN: Thiết lập chính sách nghề cá chung để tăng cường an ninh lương thựcECB tiết lộ tiến bộ trong nỗ lực chống biến đổi khí hậuAnh tung gói cải cách trị giá hàng tỷ bảng để thúc đẩy lực lượng lao độngChuyển đổi hệ thống lương thực là yếu tố quan trọng hướng tới phát triển bền vững

leftcenterrightdel
Chỉ số giá lương thực đang giảm liên tiếp trong nhiều tháng. Ảnh minh hoạ: AFP/TTXVN/Báo Tin tức 

Trong đó, chỉ số giá lương thực của FAO theo dõi các mặt hàng thực phẩm được giao dịch nhiều nhất trên toàn cầu, ghi nhận trong tháng 3 vừa qua đạt trung bình 126,9 điểm, thấp hơn so với mức 129,7 điểm của tháng 2. Đó là mức thấp nhất kể từ tháng 7/2021.

Được biết, số liệu ghi nhận vào tháng 2 ban đầu là 129,8. Sự kết hợp giữa nguồn cung dồi dào, nhu cầu nhập khẩu giảm và việc gia hạn thoả thuận cho phép xuất khẩu ngũ cốc an toàn qua Biển Đen đã góp phần vào sự sụt giảm về giá này.

FAO cho biết, chỉ số giá lương thực giảm phản ảnh giá ngũ cốc, dầu thực vật và các sản phẩm từ sữa giảm, bù đắp cho giá đường và giá thịt tăng. Masimo Torero, nhà kinh tế trưởng của FAO cho biết: “Mặc dù giá giảm trên toàn cầu nhưng chúng vẫn ở mức rất cao và tiếp tục tăng ở thị trường trong nước, từ đó đặt ra thêm những thách thức đối với an ninh lương thực”.

Ông nói thêm: “Điều này đặc biệt đúng ở các nước đang phát triển nhập khẩu lương thực ròng, với tình hình trở nên trầm trọng hơn do đồng tiền của họ mất giá so với đồng Dollar Mỹ hoặc đồng euro và gánh nặng nợ nần chồng chất”.

Chỉ số giá ngũ cốc của FAO trong tháng 3 đã giảm 5,6%, với lúa mì giảm 7,1%, giá ngô giảm 4,6% và giá gạo giảm 3,2%. Cùng lúc đó, dầu thực vật giảm 3%, tức giảm khoảng 47,7% so với mức mà chỉ số đạt được vào tháng 3/2022, trong khi chỉ số sữa giảm 0,8%. Ngược lại, giá đường tăng 1,5% lên mức cao nhất kể từ tháng 10/2016 do lo ngại về triển vọng sản xuất giảm ở Ấn Độ, Thái Lan và Trung Quốc. Chỉ số giá thịt tăng 0,8%.

Trong một báo cáo riêng về cung và cầu ngũ cốc, FAO đã nâng dự báo sản lượng lúa mì thế giới vào năm 2023 lên ở mức 786 triệu tấn, tuy thấp hơn 1,3% so với mức ghi nhận của năm 2022, nhưng vẫn là mức tăng trưởng cao thứ hai được ghi nhận.

FAO nhận định: “Dự kiến diện tích gieo trồng gần đạt kỷ lục ở châu Á, trong khi điều kiện khô hạn đang ảnh hưởng đến Bắc Phi và Nam Âu”. Ngoài ra, FAO cũng nâng dự báo sản lượng ngũ cốc thế giới năm 2022 lên 2,777 tỷ tấn, chỉ giảm 1,2% so với 1 năm trước đó. Sản lượng gạo trên toàn thế giới niên vụ 2022/23 đạt 516 triệu tấn, thấp hơn 1,6% so với vụ thu hoạch kỷ lục niên vụ 2021/22.

Về mức sử dụng ngũ cốc của thế giới trong giai đoạn 2022/23 đã được dự đoán là 2,777 tỷ tấn, chỉ giảm 0,7% so với niên vụ 2021/22. Dự trữ ngũ cốc thế giới vào cuối niên vụ 2022/23 dự kiến giảm 0,3% so với đầu vụ xuống còn 850 triệu tấn.

Đan Lê (Lược dịch từ Devdiscourse)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khi người dân có “điểm tựa”

Từ sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, các tổ chức, đoàn thể và Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, người dân Phú Vang đã nỗ lực vươn lên, chung sức cùng địa phương thực hiện tốt công tác giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế.

Khi người dân có “điểm tựa”
Gia tăng số lượng quốc gia tham gia cách tiếp cận đầu tư sáng tạo của FAO

Các phương pháp tiếp cận đổi mới sáng tạo và có mục tiêu hướng đến sự phát triển đang được chú ý hơn bao giờ hết, điều này được nhấn mạnh bởi sự tham gia ngày càng tăng vào Diễn đàn Đầu tư Hand-in-Hand năm 2024, trong khuôn khổ Diễn đàn Lương thực thế giới (WFF), đang được tổ chức từ ngày 14 - 18/10 tại thủ đô Rome, Italy.

Gia tăng số lượng quốc gia tham gia cách tiếp cận đầu tư sáng tạo của FAO
Giảm thiểu ùn tắc giao thông trước cổng trường

TP. Huế có địa bàn rộng, số lượng học sinh đông nên vấn đề đảm bảo an toàn giao thông, trật tự đô thị (ATGT - TTĐT) trước cổng trường luôn được ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) thành phố cũng như các địa phương, ban ngành, trường học chú trọng và triển khai nhiều giải pháp nhằm hạn chế tình trạng ùn tắc, kẹt xe vào các khung giờ đưa - đón học sinh đến trường.

Giảm thiểu ùn tắc giao thông trước cổng trường
LHQ: Nạn đói thảm khốc tăng gấp đôi vào năm 2024

Được biên soạn bởi một nhóm các cơ quan của Liên hợp quốc gồm Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), Chương trình Lương thực Thế giới (WFP)…, báo cáo toàn cầu mới cập nhật về khủng hoảng lương thực cho thấy gần 2 triệu người hiện đang phải vật lộn với tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng nhất, được phân loại là mức độ 5 trên thang đánh giá IPC toàn cầu - nấc thang theo dõi nạn đói. Về số liệu tổng thể, số người đang phải gánh chịu nạn đói đã tăng gấp đôi vào năm 2024, chủ yếu là do tác động tiêu cực từ các cuộc xung đột đang diễn ra ở Gaza và Sudan.

LHQ Nạn đói thảm khốc tăng gấp đôi vào năm 2024
Return to top