Thế giới

Giá lương thực thế giới đạt mức cao nhất trong 10 năm

ClockThứ Sáu, 07/01/2022 07:58
TTH.VN - Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp quốc (FAO) ngày 6/1 cho biết, giá lương thực thế giới đã tăng 28% trong năm 2021, lên mức cao nhất trong một thập kỷ.

Đại dịch là “hồi chuông cảnh tỉnh” cho vấn nạn lãng phí thực phẩm ở Đông Nam ÁFAO, WFP: Cần hành động khẩn cấp để ngăn chặn nạn đói tại 20 “điểm nóng”

Lúa mì trồng trên một cánh đồng tại Karpenkovo, Nga. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Cụ thể, chỉ số giá lương thực của FAO, trong đó theo dõi các mặt hàng lương thực được giao dịch nhiều nhất trên toàn cầu, đã đạt mức trung bình 125,7 điểm hồi năm ngoái. Đây là con số cao nhất được ghi nhận kể từ năm 2011, khi chỉ số này đạt mức 131,9 điểm.

Theo FAO, chỉ số giá lương thực hàng tháng đã giảm nhẹ trong tháng 12 năm ngoái; song đã tăng liên tiếp trong 4 tháng trước đó. Điều này phản ánh sự sụt giảm của mùa vụ, bên cạnh nhu cầu mạnh mẽ trong năm vừa qua.

Đáng chú ý, giá lương thực cao hơn đã góp phần làm gia tăng tình trạng lạm phát trên diện rộng, trong bối cảnh các nền kinh tế phục hồi từ cuộc khủng hoảng COVID-19. Bên cạnh đó, FAO cảnh báo, chi phí lương thực cao hơn đang khiến các nhóm dân số nghèo hơn đối mặt với rủi ro tại những quốc gia phụ thuộc vào hàng hoá nhập khẩu.

Trong bản cập nhật mới nhất, cơ quan lương thực của Liên Hiệp quốc (LHQ) cũng bày tỏ thận trọng về việc liệu các áp lực giá lương thực có thể giảm bớt trong năm nay hay không.

Nhận định về vấn đề này, nhà kinh tế cấp cao của FAO, ông Abdolreza Abbassian cho hay: "Trong khi giá lương thực cao thông thường được kỳ vọng sẽ nhường chỗ cho sản lượng gia tăng; thì chi phí đầu vào cao, đại dịch toàn cầu đang diễn ra và các điều kiện khí hậu không chắc chắn hơn bao giờ hết, lại cho thấy ít sự lạc quan về khả năng quay trở lại các điều kiện thị trường ổn định hơn, ngay cả trong năm 2022".

Giá phân bón cao hơn làm tăng chi phí đầu vào, được nông dân sử dụng để sản xuất cây trồng, điều này làm dấy lên sự không chắc chắn về triển vọng năng suất cho các vụ thu hoạch trong năm tiếp theo.

Trong bản cập nhật hàng tháng, cơ quan này nói thêm, giá của tất cả các loại lương thực trong chỉ số giá lương thực (ngoại trừ các sản phẩm từ sữa) hồi tháng 12/2021 đều sụt giảm, trong đó giá dầu thực vật và đường đã giảm đáng kể. Tuy nhiên, tất cả các loại lương thực trong chỉ số này đều tăng mạnh trong suốt cả năm 2021 nói chung, và chỉ số giá dầu thực vật của FAO đã đạt mức cao kỷ lục.

Lê Thảo (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gia tăng số lượng quốc gia tham gia cách tiếp cận đầu tư sáng tạo của FAO

Các phương pháp tiếp cận đổi mới sáng tạo và có mục tiêu hướng đến sự phát triển đang được chú ý hơn bao giờ hết, điều này được nhấn mạnh bởi sự tham gia ngày càng tăng vào Diễn đàn Đầu tư Hand-in-Hand năm 2024, trong khuôn khổ Diễn đàn Lương thực thế giới (WFF), đang được tổ chức từ ngày 14 - 18/10 tại thủ đô Rome, Italy.

Gia tăng số lượng quốc gia tham gia cách tiếp cận đầu tư sáng tạo của FAO
LHQ: Nạn đói thảm khốc tăng gấp đôi vào năm 2024

Được biên soạn bởi một nhóm các cơ quan của Liên hợp quốc gồm Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), Chương trình Lương thực Thế giới (WFP)…, báo cáo toàn cầu mới cập nhật về khủng hoảng lương thực cho thấy gần 2 triệu người hiện đang phải vật lộn với tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng nhất, được phân loại là mức độ 5 trên thang đánh giá IPC toàn cầu - nấc thang theo dõi nạn đói. Về số liệu tổng thể, số người đang phải gánh chịu nạn đói đã tăng gấp đôi vào năm 2024, chủ yếu là do tác động tiêu cực từ các cuộc xung đột đang diễn ra ở Gaza và Sudan.

LHQ Nạn đói thảm khốc tăng gấp đôi vào năm 2024
Return to top