Thế giới

FAO: Thỏa thuận Biển Đen sụp đổ làm tăng giá lương thực toàn cầu tháng 7

ClockThứ Bảy, 05/08/2023 17:03
TTH.VN - Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) ngày 4/8 cho biết giá lương thực toàn cầu đã tăng lần đầu tiên trong nhiều tháng do ảnh hưởng của việc chấm dứt Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen – thỏa thuận mang tính bước ngoặt về vận chuyển ngũ cốc từ Ukraine đến các nước trên thế giới, và các hạn chế thương mại mới đối với gạo.

FAO: Giá lương thực thế giới giảm tháng thứ 12 liên tiếpFAO: Giá lương thực thế giới tiếp tục giảm trong tháng 11

leftcenterrightdel
Chỉ số giá lương thực (FPI) của FAO đạt trung bình 123,9 điểm trong tháng 7, tăng 1,3% so với tháng 6. Ảnh: world-grain.com

Chỉ số giá lương thực (FPI) mới nhất của FAO, theo dõi những thay đổi hàng tháng về giá quốc tế của các mặt hàng lương thực được giao dịch toàn cầu, bao gồm ngũ cốc, dầu thực vật, sữa, thịt và đường, đạt trung bình 123,9 điểm trong tháng 7, tăng 1,3% so với một tháng trước đó.

Sự gia tăng này được thúc đẩy bởi chỉ số giá dầu thực vật của FAO tăng mạnh trong tháng 7, tăng 12,1% so với tháng 6 sau bảy tháng giảm liên tiếp. Giá thế giới đối với dầu cọ, đậu nành và hạt cải dầu cũng tăng do lo ngại về triển vọng sản lượng tại các nước sản xuất hàng đầu. Đồng thời, giá dầu hướng dương quốc tế đã tăng trở lại 15%, chủ yếu là do những bất ổn mới về vấn đề nguồn cung có thể xuất khẩu sau khi Liên bang Nga quyết định rút khỏi Sáng kiến Biển Đen về xuất khẩu ngũ cốc và phân bón.

Thực tế, Thỏa thuận Ngũ cốc Biển đen do LHQ và Thổ Nhĩ Kỳ làm trung gian, cùng với một thỏa thuận song song giữa LHQ và Nga, đã mang đến “cứu cánh” cho hàng trăm triệu người trên toàn thế giới đang phải đối mặt với nạn đói và chi phí lương thực leo thang, kể cả ở các quốc gia như Afghanistan và Ethiopia.

Mặc dù chỉ số giá ngũ cốc tháng 7 đã giảm 0,5% so với tháng 6, nhưng giá lúa mì lại tăng lần đầu tiên trong 9 tháng do sự không chắc chắn về xuất khẩu từ Ukraine và tình trạng khô hạn tiếp diễn ở Bắc Mỹ, gây ảnh hưởng đến sản lượng thu hoạch.

Trong khi đó, giá gạo tăng 2,8% trong tháng 7 và tăng gần 20% trong năm qua sau khi Ấn Độ áp đặt lệnh cấm xuất khẩu gạo. FAO cảnh báo rằng động thái này “làm gia tăng mối lo ngại về an ninh lương thực đối với một bộ phận lớn dân số thế giới, đặc biệt là những người nghèo nhất và những người phải dành phần lớn thu nhập của họ để mua lương thực”. Đồng thời, FAO cho biết thêm rằng các biện pháp hạn chế xuất khẩu có thể gây ra những hậu quả bất lợi đối với sản xuất, tiêu dùng và có nguy cơ làm trầm trọng thêm tình trạng lạm phát lương thực trong nước ở nhiều quốc gia.

Trong một tín hiệu lạc quan, chỉ số giá đường tháng 7 của FAO giảm 3,9% do vụ thu hoạch mía đường của Brazil tiến triển tốt, lượng mưa cải thiện trên hầu hết các khu vực trồng trọt ở Ấn Độ và nhu cầu giảm từ Indonesia và Trung Quốc - những nhà nhập khẩu hàng đầu thế giới.

Chỉ số giá sữa cũng giảm 0,4% trong tháng 7, thấp hơn 20,6% so với giá tháng 7/2022. Tương tự, chỉ số giá thịt giảm 0,3% so với tháng 6. Báo giá thịt bò, thịt cừu và thịt gia cầm giảm do nguồn cung dồi dào và trong một số trường hợp, nhu cầu từ các nhà nhập khẩu hàng đầu suy giảm. Ngược lại, giá thịt lợn tăng, phản ánh nhu cầu cao theo mùa, kết hợp với nguồn cung khan hiếm liên tục từ Tây Âu và Mỹ.

BẢO NGHI (Lược dịch từ UN)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Liên kết hữu ích

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

Trong một phân tích của Morgan Stanley, các thị trường mới nổi như Ấn Độ đang trên đà thúc đẩy tăng trưởng của châu Á, khi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc dần suy giảm. Đáng chú ý, Ấn Độ cùng với các nền kinh tế Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines và Malaysia được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng của khu vực.

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai
Return to top