Thế giới

G20 nhóm họp khi thời tiết khắc nghiệt thúc đẩy sự tập trung vào khí hậu

ClockChủ Nhật, 23/07/2023 08:43
TTH.VN - Tờ The Business Times ngày 22/7 đưa tin, các Bộ trưởng Năng lượng thuộc Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) vừa tập trung để tham dự các cuộc đàm phán tại Ấn Độ, trong bối cảnh thời tiết khắc nghiệt ảnh hưởng đến các khu vực của châu Âu, Mỹ và châu Á, thúc đẩy nhu cầu mới về các tiến bộ đối với hành động khí hậu và sự chuyển hướng khỏi nhiên liệu hóa thạch.

Ấn Độ khéo léo dẫn dắt, lãnh đạo Nhóm G20Thời tiết khắc nghiệt thúc đẩy nhu cầu về hành động khí hậu lớn hơn

leftcenterrightdel
 Cuộc đàm phán của các Bộ trưởng Năng lượng G20 diễn ra giữa lúc thời tiết khắc nghiệt ảnh hưởng đến nhiều khu vực từ châu Âu, Mỹ, cho đến châu Á. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Theo đó, các cuộc đàm phán được tổ chức ở tiểu bang Goa của Ấn Độ, nhằm tạo cơ sở cho hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo vào tháng 9 sắp tới, đồng thời tạo cơ hội để tăng cường chính sách ngoại giao năng lượng trước thềm các cuộc họp toàn cầu quan trọng trong năm nay.

Trong thời gian gần đây, những đợt sóng nhiệt gay gắt xảy ra đã phá vỡ các kỷ lục về nhiệt độ, dẫn đến những trường hợp tử vong tại Ấn Độ và các quốc gia khác. Điều đó đã thúc đẩy lời kêu gọi từ các nhà vận động, lên tiếng kêu gọi các quốc gia thực hiện một cam kết lớn hơn để hạn chế khí thải, đồng thời mở rộng nỗ lực nhằm hạn chế sự gia tăng của nhiệt độ toàn cầu ở mức 1,5 độ C.

Theo Bộ trưởng Năng lượng và Biến đổi khí hậu Australia, ông Chris Bowen, việc tăng cường các mối quan hệ quốc tế đóng vai trò cần thiết để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, cũng như đảm bảo các khu vực được hưởng lợi từ quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch hơn.

“Tình trạng khẩn cấp về khí hậu toàn cầu cũng là một cơ hội kinh tế chung đối với các đối tác quan trọng”, ông Chris Bowen nhận định trước khi đến tham dự các cuộc đàm phán ở Goa.

Trong một động thái liên quan trước đó hồi tháng 5 vừa qua, nhóm nghiên cứu E3G cho hay, các nền kinh tế G20 chiếm khoảng 3/4 lượng phát thải khí nhà kính, và cần đặt mục tiêu đạt được tiến bộ dưới nhiệm kỳ Chủ tịch G20 của Ấn Độ trong các lĩnh vực, bao gồm giảm dần nhiên liệu hóa thạch, cải thiện dòng tài chính khí hậu và đẩy nhanh việc áp dụng năng lượng tái tạo.

THANH NGÂN (Lược dịch từ The Business Times & Bloomberg)
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G20:
Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu

Tại thành phố Rio de Janeiro (Brazil), từ ngày 18 - 19/11, các nhà lãnh đạo sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), với chủ đề “Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững”, nhằm giải quyết một loạt vấn đề từ đói nghèo đến cải cách các thể chế toàn cầu.

Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu
COP29: Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu

Cuối tuần qua, các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực công nghệ và môi trường tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP29 của Liên hợp quốc (LHQ) đang diễn ra ở Baku (Azerbaijan) đã thông qua một tuyên bố cam kết sử dụng công nghệ số để đẩy nhanh hành động vì khí hậu. Đồng thời, tuyên bố cũng cam kết nỗ lực giảm lượng khí thải carbon và ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất công nghệ và giải quyết vấn đề rác thải điện tử đang ngày càng gia tăng.

COP29 Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu
Thế giới đã tổn thất 2 nghìn tỷ USD do thời tiết khắc nghiệt

Tờ The Guardian ngày 11/11 trích dẫn kết quả một nghiên cứu mới cho hay, thời tiết khắc nghiệt đã gây thiệt hại cho thế giới 2 nghìn tỷ USD trong thập kỷ qua. Nghiên cứu đã thực hiện phân tích 4.000 sự kiện thời tiết khắc nghiệt liên quan đến khí hậu, từ lũ quét cho đến những đợt hạn hán kéo dài.

Thế giới đã tổn thất 2 nghìn tỷ USD do thời tiết khắc nghiệt
Return to top