Thế giới

Ấn Độ khéo léo dẫn dắt, lãnh đạo Nhóm G20

ClockThứ Bảy, 18/03/2023 07:25
TTH.VN - Tiếp nhận chức vụ từ người tiền nhiệm Indonesia, Ấn Độ chính thức trở thành Chủ tịch Nhóm G20 năm 2023. Khi nhận trọng trách này tại Bali (Indonesia) vào tháng 11/2022, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cho biết, nhiệm kỳ Chủ tịch G20 của nước này sẽ “toàn diện, tham vọng, quyết đoán và có nhiều định hướng hành động”.

Các nước Đông Nam Á tham gia y tế từ xaAnh tung gói cải cách trị giá hàng tỷ bảng để thúc đẩy lực lượng lao độngCơ hội tận dụng lợi ích hay nguy cơ đối mặt với thảm họaBan tổ chức Thế vận hội Paris chạy đua với thời gian để chuẩn bị cho lễ khai mạcIndonesia chuẩn bị các trạm sạc xe điện phục vụ Hội nghị cấp cao ASEAN

leftcenterrightdel
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. Ảnh minh hoạ: AFP/TTXVN/Vietnam+

Ngay cả trước khi chính thức đảm nhận chức vụ chủ tịch, Ấn Độ đã mời các đặc phái viên của tất cả các quốc gia G20 và khách mời đến thủ đô New Delhi tham dự một phiên thảo luận vào cuối tháng 11/2022 để bàn về các ưu tiên G20 của Ấn Độ. Cuộc họp sherpa đầu tiên được tổ chức vào tuần đầu tiên của tháng 12/2022 tại Udaipur, Rajasthan. Điều này tạo tiền đề cho một loạt các cuộc họp khác diễn ra ngày sau đó. Có thể nói rằng, Ấn Độ đã thiết lập một tốc độ chóng mặt, khi chỉ trong vòng 3 tháng đầu nhiệm kỳ chủ tịch, nước này đã tổ chức nhiều cuộc họp ở nhiều vùng khác nhau của đất nước.

Một trong những sự kiện cấp cao nhất được tổ chức cho đến nay là Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao (FMM) diễn ra tại thủ đô New Delhi vào ngày 1-2/3/2023. 27 trong tổng số 29 bộ trưởng ngoại giao được mời đã tham gia vào các cuộc thảo luận. Đây được ghi nhận là số lượng ngoại trưởng lớn nhất từng tham gia bất kỳ phiên hội nghị FMM nào trước đây.

Các cuộc họp đã tạo ra cơ hội duy nhất cho Ấn Độ và các bên tham gia khác không chỉ đưa ra quyết định dưới sự bảo trợ của G20 về những thách thức lớn mà thế giới đang phải đối mặt, mà còn tổ chức các cuộc thảo luận bên lề các sự kiện nhằm thúc đẩy lợi ích khu vực và lợi ích song phương giữa các nước. Cơ hội được chứng minh là đặc biệt có giá trị đối với Ấn Độ vì nước này có thể tương tác song phương với lãnh đạo cấp cao của không chỉ Mỹ, Nga, châu Âu, Trung Quốc và các nước khác, mà còn sắp xếp thành công cuộc họp của các nhóm nhỏ hơn như QUAD để xác định và thúc đẩy sáng kiến và hợp tác giữa các bên.

Tầm quan trọng của Nhóm G20

Tầm quan trọng của G20 không chỉ nằm ở chỗ nó chiếm 85% tổng sản phẩm toàn cầu, 75% thương mại quốc tế và bao phủ 2/3 dân số thế giới mà còn hơn thế nữa. Bởi đây là diễn đàn hàng đầu để đưa ra các quyết định. Đồng thời, đề ra phương hướng đối phó với những thách thức mà nền kinh tế toàn cầu đang phải đối mặt.

Bởi vì G20 là một diễn đàn, các thoả thuận hoặc quyết định của nhóm không ràng buộc về mặt pháp lý nhưng có ảnh hưởng sâu sắc đến chính sách của các quốc gia và tạo tiền đề cho sự hợp tác toàn cầu.

Cuộc họp của các Bộ trưởng Ngoại giao được tổ chức vào thời điểm đặc biệt khó khăn và không chắc chắn về chính trị và kinh tế quốc tế.

Có thể nói rằng, thế giới đã phải chịu sự bất ổn và biến động lớn trong 3 năm qua, liên quan đến đại dịch COVID-19. Xung đột giữa Nga và Ukraine đã và đang để lại nhiều tác động trên toàn thế giới thông qua lạm phát cao, thiếu lương thực, phân bón và năng lượng, cùng với đó là xuất hiện các khoản nợ không bền vững, gián đoạn chuỗi cung ứng… Ngoài ra, những thách thức về biến đổi khí hậu, khủng bố, phổ biến vũ khí hạt nhân, tiến trình đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) bị chậm trễ và những thách thức khác tiếp tục gây bất ổn cho nền kinh tế và cộng đồng toàn cầu. Một năm đã trôi qua kể từ khi xung đột bắt đầu, nhưng hiện tại vẫn chưa có hồi kết.

Với tình hình này, nhiệm kỳ Chủ tịch G20 của Ấn Độ được cho là một nhiệm vụ và hành trình khó khăn

Nỗ lực dẫn dắt, lãnh đạo Nhóm và chủ trì các phiên thảo luận

Trong khuôn khổ hội nghị vừa qua tại New Delhi, các đại biểu tham gia đã được nghe Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi phát biểu qua một video trực tuyến. Trong đó, ông kêu gọi các bộ trưởng “lấy cảm hứng từ các đặc điểm văn minh của Ấn Độ” và không tập trung vào những gì đã chia rẽ họ, thay vào đó là tập trung vào những gì đã đoàn kết các nước. Ông cũng nói về những thách thức mà các bộ trưởng nên giải quyết. Những điều này bao gồm tác động của đại dịch, số người tử vong trong thảm hoạ thiên nhiên, sự đổ vỡ của chuỗi cung ứng toàn cầu, nợ nần và khủng hoảng tài chính, cùng với đó là những thách thức về khả năng phục hồi trong hệ thống chăm sóc sức khoẻ, cơ sở hạ tầng, nền kinh tế. Vị lãnh đạo cũng kêu gọi tin tưởng vào trí tuệ và năng lực tập thể, vượt lên trên sự khác biệt.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đưa ra tiếng nói cho Nam Bán cầu trong bối cảnh thế giới đang chứng kiến một số quốc gia thụt lùi trên con đường thực hiện các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG). Các quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi sự nóng lên toàn cầu đang phải gồng gánh khoản nợ không bền vững và do đó, điều đặc biệt quan trọng là phải lắng nghe nhu cầu của họ.

Thủ tướng Narendra Modi khuyên các Bộ trưởng đạt được tiến bộ ngay khi có thể và không để những vẫn đề mà họ không thể giải quyết cản trở những gì họ có thể cải thiện.

Được biết, các vấn đề được các Bộ trưởng thảo luận trong phiên đầu tiên của hai phiên họp kéo dài 2 ngày bao gồm tăng cường chủ nghĩa đa phương, đảm bảo an ninh lương thực và năng lượng, hợp tác phát triển. Phiên thứ hai bàn về chống chủng bố, lập bản đồ kỹ năng toàn cầu, nhân đạo hỗ trợ và ứng phó thảm hoạ, cũng như phát triển do phụ nữ lãnh đạo.

Sau khi thảo luận, các bộ trưởng G20 đã nhất trí đưa ra quan điểm đồng thuận chung về nhiều vấn đề quan trọng. Điều này đã được thông qua như một Tài liệu Tóm tắt và Kết quả của Chủ toạ.

Một trong những điểm nội bật của các cuộc thảo luận là quan điểm mạnh mẽ của các nước tham gia về việc tăng cường chủ nghĩa đa phương trong bối cảnh trật tự toàn cầu đang có những thay đổi mạnh mẽ.

G20 đã công nhận tính thiết yếu của các cải cách của Liên Hiệp quốc và nhu cầu tái tạo chủ nghĩa đa phương. Các nguyên tắc quan trọng của hợp tác phát triển quốc tế, chẳng hạn như quan hệ đối tác bình đẳng, điều chỉnh nỗ lực hợp tác phù hợp với nhu cầu của từng địa phương… đã được G20 nhấn mạnh. Họ cũng đề cập đến sự cần thiết của các Ngân hàng Phát triển Đa phương nhằm huy động nguồn tài chính bổ sung đặc biệt để đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững.

Tài liệu kết quả cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải có chuỗi cung ứng thực phẩm và phân bón đáng tin cậy, chuỗi cung ứng năng lượng bền vững và linh hoạt. Các ngoại trưởng lên án dứt khoát chủ nghĩa khủng bố dưới mọi hình thức và biểu hiện, đồng thời công nhận rằng mọi hành động khủng bố đều là tội ác và phi lý…

Bên cạnh nhiều quyết định về nhiều vấn đề thảo luận khác trong khuôn khổ hội nghị, theo lời kêu gọi của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, các Bộ trưởng dường như đã và đang nỗ lực để đảm bảo rằng tiếng nói của Nam Bán cầu được lắng nghe trên bàn thảo luận của G20.

Đan Lê (Lược dịch từ Khmer Times)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

Trong một phân tích của Morgan Stanley, các thị trường mới nổi như Ấn Độ đang trên đà thúc đẩy tăng trưởng của châu Á, khi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc dần suy giảm. Đáng chú ý, Ấn Độ cùng với các nền kinh tế Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines và Malaysia được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng của khu vực.

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai
Return to top