Thế giới

G7 cam kết nỗ lực vì một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và cởi mở

ClockThứ Hai, 13/11/2023 10:06
TTH.VN - Bộ trưởng Ngoại giao các nước G7 mới đây đã tiếp tục cam kết nỗ lực hướng tới một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và cởi mở, toàn diện, thịnh vượng, an toàn, dựa trên pháp quyền và bảo vệ các nguyên tắc chung.

G7 ra tuyên bố chung kêu gọi tạm dừng bắn nhân đạo ở Dải GazaG7 nhất trí tăng cường chuỗi cung ứng với các đối tác đáng tin cậyĐến năm 2030, 150 triệu việc làm ở G7 sẽ do người cao tuổi đảm nhậnCác bộ trưởng G7 nhóm họp thảo luận về trao quyền cho phụ nữ hậu COVID'Nam bán cầu' ở G7 và tương lai thế giới

 Nhóm G7 sẽ tiếp tục cam kết nỗ lực hướng tới một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và cởi mở. Ảnh minh hoạ: Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Cụ thể, lãnh đạo các nước trong khối G7 đã tái khẳng định sự ủng hộ vững chắc đối với tính trung tâm và thống nhất của ASEAN, với tuyên bố chung của các nước G7 cho biết: “Chúng tôi cam kết sẽ tiếp tục thúc đẩy hợp tác phù hợp với Tầm nhìn của ASEAN về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và Chiến lược năm 2050 của Diễn đàn Quần đảo Thái Bình Dương vì lục địa Thái Bình Dương xanh”.

Cùng với đó, các bộ trưởng cũng nhắc lại lời hứa sẽ cam kết hỗ trợ cơ sở hạ tầng bền vững, toàn diện, có khả năng phục hồi và chất lượng ở các nước đối tác thông qua Quan hệ đối tác G7 về Cơ sở hạ tầng và Đầu tư toàn cầu.

“Chúng tôi hoan nghênh quy trình an toàn, minh bạch và dựa trên cơ sở khoa học của Nhật Bản, bao gồm cả việc liên tục theo dõi tình hình để quản lý một cách có trách nhiệm việc xả nước được xử lý bằng Hệ thống xử lý chất lỏng tiên tiến, thông qua chủ động phối hợp với các nhà khoa học và đối tác, đặc biệt là những người trên toàn khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, cũng như với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA)”, tuyên bố của Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Kamikawa Yoko ghi rõ.

Cùng với đó, lãnh đạo các nước trong khối G7 cũng một lần nữa nhấn mạnh lời kêu gọi phi hạt nhân hoá Bán đảo Triều Tiên và yêu cầu nước này từ bỏ vũ khí hạt nhân, cũng như các chương trình hạt nhân hiện có và bất kỳ chương trình tên lửa đạn đạo, vũ khí huỷ diệt hàng loạt (WMD) nào khác một cách hoàn chỉnh, có thể kiểm chứng và không thể đảo ngược theo tất cả các quy định liên quan ghi trong nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc (UNSCR). Ngoài ra, tất cả các quốc gia thành viên Liên Hiệp quốc cũng cần thực hiện đầy đủ và hiệu quả tất cả các UNSCR, cùng lúc phải luôn tuân thủ các cam kết của mình.

Đan Lê (Lược dịch từ Khmer Times)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mở cửa thương mại toàn cầu để nuôi sống thế giới

Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Ngozi Okonjo-Iweala cho biết, tình trạng đói nghèo toàn cầu sẽ gia tăng nếu thế giới không nỗ lực duy trì một hệ thống thương mại ổn định và cởi mở.

Mở cửa thương mại toàn cầu để nuôi sống thế giới
Chiến lược toàn cầu chống lại virus lây truyền qua đường thực phẩm

Kết quả của báo cáo mới được thực hiện dưới sự hợp tác của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xác định những thách thức cấp bách nhất thế giới trong việc giải quyết các bệnh do virus lây truyền qua đường thực phẩm.

Chiến lược toàn cầu chống lại virus lây truyền qua đường thực phẩm
Return to top