Thế giới

Gần 15 triệu người tử vong do COVID-19 trong hai năm 2020 và 2021

ClockThứ Bảy, 07/05/2022 09:17
TTH.VN - WHO ước tính, đại dịch COVID-19 đã cướp đi mạng sống của khoảng 15 triệu người trên toàn thế giới vào 2 năm 2020 và 2021 – gần gấp 3 lần số ca tử vong chính thức được các quốc gia và khu vực báo cáo.

Ngành hàng không, du lịch Mỹ kêu gọi bỏ quy định xét nghiệm với khách quốc tế đã tiêm chủngHoãn Asian Games 2022 tại Trung QuốcIndonesia nghi nhận thêm nhiều ca nghi nhiễm viêm gan bí ẩn ở trẻ emWHO cảnh báo đại dịch COVID-19 “còn lâu mới kết thúc”WHO: Nhiều bằng chứng cho thấy biến thể Omicron gây ra triệu chứng nhẹ

Đầu tư vào hệ thống y tế là cách tốt để đối phó với đại dịch COVID-19. Ảnh minh họa: Người Lao động

Các số liệu đã đưa ra bức tranh thực tế hơn về đại dịch tồi tệ nhất trong 1 thập kỷ. Cụ thể, đại dịch đã khiến cứ 500 người trên thế giới sẽ có 1 người tử vong và tiếp tục cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người mỗi tuần.

WHO cho hay: “Số ca tử vong liên quan trực tiếp và gián tiếp đến đại dịch COVID-19 từ ngày 1/1/2020 đến 31/12/2021 là khoảng 14,9 triệu người”.

Thiệt hại do tác động

Được biết, tỷ lệ tử vong quá mức được tính bằng hiệu số giữa số người đã tử vong và số ca tử vong dự kiến nếu không có đại dịch. Tử vong quá mức bao gồm tử vong liên quan trực tiếp và gián tiếp. Trong đó, trường hợp tử vong liên quan gián tiếp đến đại dịch là những trường hợp mắc rào cản khiến mọi người không thể tiếp cận điều trị vì hệ thống y tế bị quá tải do khủng hoảng. Điều này có thể bao gồm việc trì hoãn phẫu thuật hoặc hóa trị cho bệnh nhân ung thư.

Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến các trường hợp tử vong có thể ngăn chặn được trong đại dịch, chẳng hạn như tác động đến nguy cơ thấp về tử vong liên quan đến tai nạn hoặc đường bộ.

Từ ngày 30/1/2020, WHO đã tuyên bố COVID-19 là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng, sau khi chứng kiến nhiều ca nhiễm mới xuất hiện khoài khu vực lãnh thổ Trung Quốc.

Các quốc gia trên thế giới đã báo cáo 5,42 triệu ca tử vong do COVID-19 ghi nhận trong 2 năm 2020 và 2021 và con số ghi nhận hiện tại là 6,24 triệu ca, bao gồm cả những trường hợp tử vong trong năm 2022.

Tuy nhiên, từ lâu, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cho biết rằng số ca tử vong thực sự gây nên do dịch COVID-19 sẽ cao hơn nhiều so với số ca được báo cáo.

Hiểu rõ về đại dịch

Theo WHO, 84% số ca tử vong quá mức là ở Đông Nam Á, châu Âu và châu Mỹ. Chỉ riêng 10 quốc gia bao gồm Brazil, Ai Cập, Ấn Độ, Indonesia, Mexico, Peru, Nga, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ đã chiếm đến 68% tổng số ca tử vong.

Bên cạnh đó, các nước thu nhập cao chiếm 15% số ca, các nước thu nhập trung bình là trên 28% và các quốc gia thu nhập trung bình thấp là hơn 53%, thu nhập thấp là 4%.

Theo dữ liệu thống kê, số trường hợp tử vong do COVID-19 là nam giới cũng cao hơn nữ giới, với tỷ lệ lần lượt là 53% và 47%. 82% số người tử vong ước tính là những người trên 60 tuổi.

Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus nhận định: “Những dữ liệu này không chỉ cho thấy tác động của đại dịch, mà nó còn cho thấy rằng các quốc gia cần phải đầu tư vào các hệ thống y tế có khả năng phục hồi tốt hơn”.

Tổ chức WHO nhận định, nhìn chung, cứ 10 ca tử vong trên toàn thế giới thì có 6 ca không được ghi nhận chính thức.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

COP29: WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu

Ngay trước thềm Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lên tiếng kêu gọi chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đồng thời ủng hộ sự thích ứng và phục hồi lấy con người làm trung tâm.

COP29 

WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu
WHO triển khai chiến lược toàn cầu ứng phó với bệnh sốt xuất huyết

Tin từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết tổ chức này vừa khởi động Kế hoạch chiến lược toàn cầu nhằm chuẩn bị, sẵn sàng và ứng phó với bệnh sốt xuất huyết và các bệnh truyền nhiễm khác gây ra bởi arbovirus (virus lây truyền từ động vật chân đốt, ví dụ như muỗi Aedes).

WHO triển khai chiến lược toàn cầu ứng phó với bệnh sốt xuất huyết
Return to top