Thế giới

WHO ghi nhận “làn sóng gia tăng” của các bệnh không lây ở Tây Thái Bình Dương

ClockThứ Hai, 21/10/2024 06:17
TTH - Theo báo cáo mới của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các bệnh không lây (NCD) như bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư chiếm gần 90% số ca tử vong ở khu vực Tây Thái Bình Dương.

Sử dụng vaccine tốt hơn có thể giảm 2,5 tỷ liều kháng sinh mỗi nămWHO triển khai chiến lược toàn cầu ứng phó với bệnh sốt xuất huyếtWHO và TikTok hợp tác cung cấp thông tin dựa trên khoa học về y tế

Theo khảo sát, các bệnh không lây (NCD) chiếm gần 90% số ca tử vong ở khu vực Tây Thái Bình Dương. Ảnh minh họa: Bệnh viên Thu Cúc 

Trong khi các bệnh truyền nhiễm và chấn thương trước đây là nguyên nhân chính gây ra bệnh tật và tử vong ở Tây Thái Bình Dương, hiện khu vực đang trải qua sự thay đổi dịch tễ học đáng kể.

Ngoài ra, khu vực cũng đang trải qua quá trình già hóa dân số nhanh chóng, bởi đây là nơi sinh sống của hơn 245 triệu người từ 65 tuổi trở lên, trong đó có nhiều người đang mắc các bệnh không lây nhiễm.

Việc sử dụng rượu và thuốc lá nhìn chung vẫn là nguy cơ chính đối với các bệnh không lây nhiễm. Điều này thể hiện rõ nhất qua mức tiêu thụ rượu trong khu vực đã tăng 40% kể từ năm 2000. Trong khi tỷ lệ người trưởng thành hút thuốc lá đã giảm từ 28% vào năm 2000 xuống còn 22,5% vào năm 2022, con số này vẫn cao hơn mức trung bình toàn cầu là 20,9%.

Các vấn đề về sức khỏe tâm thần, cùng với những vấn đề sức khỏe liên quan đến môi trường và khí hậu cũng ảnh hưởng đến người dân khu vực, có thể kể đến như bị kỳ thị, hạn chế trong tiếp cận các dịch vụ sức khỏe tâm thần và thách thức về kinh tế - xã hội.

Dù tình trạng ô nhiễm không khí ở các khu vực đô thị đã giảm đi trông thấy, song chất lượng không khí vẫn tệ hơn nhiều so với khuyến nghị của WHO. Do đó, người dân sống trong các khu vực này ở Tây Thái Bình Dương vẫn tiếp tục hít thở nguồn không khí không lành mạnh, về lâu dài chính là nguyên nhân gây nên các bệnh không lây.

Giám đốc WHO khu vực Tây Thái Bình Dương Saia Ma’u Piukala nhận định: “Vấn đề về NCD không dễ giải quyết triệt để, nhưng chúng ta có thể cùng nhau hợp tác để giảm gia tăng các bệnh NCD này”.

Cũng theo Giám đốc Saia Ma’u Piukala, số người mắc các bệnh không lây ở khu vực Tây Thái Bình Dương ngày càng tăng một phần có thể do những vấn đề liên quan đến thực phẩm chế biến nhập khẩu. Cụ thể, khu vực đang chứng kiến sự chuyển dịch rõ ràng từ tiêu thụ thực phẩm và thủy, hải sản được trồng và đánh bắt lành mạnh tại địa phương sang thực phẩm chế biến. Đối với nhiều người, thực phẩm chế biến đang trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của họ. Đây không phải là một lối sống tốt, song giải quyết điều này lại không dễ dàng. Điều kiện tiên quyết là giải quyết các yếu tố xã hội và thương mại quyết định đến xu hướng của người tiêu dùng.

Trong một thông tin có liên quan, hiện các Bộ trưởng Y tế và các quan chức cấp cao đang chuẩn bị cho cuộc thảo luận tại phiên họp thứ 75 của Ủy ban khu vực Tây Thái Bình Dương của WHO, tổ chức tại Manila (Philippines) từ ngày 21 - 25/10/2024. Cuộc họp sẽ tập trung vào các nhu cầu y tế cấp bách nhất trong khu vực và vạch ra lộ trình giải quyết các nhu cầu này.

Hạnh Nhi (Lược dịch từ Xinhua Net & Relief Web)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhật Bản ghi nhận thặng dư tài khoản vãng lai kỷ lục

Nhật Bản đã ghi nhận mức thặng dư tài khoản vãng lai kỷ lục 15,82 nghìn tỷ yen (tương đương 103 tỷ USD) trong nửa đầu năm tài chính 2024, được thúc đẩy bởi lợi nhuận gia tăng từ các khoản đầu tư nước ngoài trong bối cảnh đồng yen yếu đi.

Nhật Bản ghi nhận thặng dư tài khoản vãng lai kỷ lục
COP29: WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu

Ngay trước thềm Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lên tiếng kêu gọi chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đồng thời ủng hộ sự thích ứng và phục hồi lấy con người làm trung tâm.

COP29 

WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu
WHO triển khai chiến lược toàn cầu ứng phó với bệnh sốt xuất huyết

Tin từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết tổ chức này vừa khởi động Kế hoạch chiến lược toàn cầu nhằm chuẩn bị, sẵn sàng và ứng phó với bệnh sốt xuất huyết và các bệnh truyền nhiễm khác gây ra bởi arbovirus (virus lây truyền từ động vật chân đốt, ví dụ như muỗi Aedes).

WHO triển khai chiến lược toàn cầu ứng phó với bệnh sốt xuất huyết
Return to top