Thế giới

Ghi nhận ca tử vong đầu tiên trên thế giới vì cúm gia cầm H3N8 ở Trung Quốc

ClockThứ Tư, 12/04/2023 12:20
TTH.VN - Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 11/4 (giờ địa phương), một phụ nữ ở Trung Quốc đã tử vong vì cúm gia cầm H3N8 – là trường hợp tử vong ở người đầu tiên trên toàn cầu do chủng cúm gia cầm này.

WHO: Cần chuẩn bị, dù nguy cơ đối với con người từ cúm H5N1 vẫn còn thấpPhát hiện ca mắc cúm gia cầm H10N3 ở người đầu tiên trên thế giớiCampuchia: Không có sự lây truyền từ người sang người trong các ca mắc cúm gia cầm gần đây Châu Âu đối mặt với đợt bùng phát cúm gia cầm tồi tệ nhất từ trước đến nay

leftcenterrightdel
Chủng virus H3N8 được cho là hiếm khi xâm nhập vào quần thể người nhưng đã gây ra ca tử vong ở người đầu tiên trên thế giới. Ảnh minh hoạ: AFP/Laodong

Được biết, virus H3N8 đã lưu hành từ năm 2002 sau khi lần đầu tiên xuất hiện ở các loài chim hoang dã tại Bắc Mỹ. H3N8 được xác định có thể lây nhiễm cho chim, ngựa, chó và thậm chí đã được tìm thấy ở hải cẩu, nhưng hiếm khi xâm nhập vào quần thể người.

Chủng virus này chưa từng được phát hiện lây nhiễm cho con người cho tới tháng 4 và tháng 5 năm ngoái, khi hai bệnh nhân nhiễm H3N8 đầu tiên xuất hiện – đều ở Trung Quốc, nhưng không gây tử vong.

Theo WHO, bệnh nhân tử vong vì H3N8 vừa được báo cáo này là một phụ nữ 56 tuổi đến từ tỉnh Quảng Đông, đông nam Trung Quốc. Bà ngã bệnh vào ngày 22/2, nhập viện vì viêm phổi nặng vào ngày 3/3 và qua đời 13 ngày sau đó vào 16/3.

“Bệnh nhân có nhiều bệnh nền. Bà ấy có tiền sử tiếp xúc với gia cầm sống trước khi phát bệnh và thông tin cho thấy có sự hiện diện của loài chim hoang dã xung quanh nhà bà”, cơ quan y tế Liên Hiệp Quốc cho biết trong một tuyên bố, và nói thêm rằng “không có người nào tiếp xúc gần với trường hợp này bị lây nhiễm hoặc có triệu chứng bệnh tại thời điểm báo cáo”.

Mặc dù việc tiếp xúc với chợ gia cầm sống có thể là nguyên nhân nhiễm bệnh, nhưng “vẫn chưa rõ nguồn lây nhiễm chính xác này là gì và virus này có liên quan như thế nào với các virus cúm gia cầm A khác đang lưu hành ở động vật”, WHO cho biết, từ đó kêu gọi điều tra thêm về sự lây nhiễm của H3N8 ở động vật và con người.

Trong hai cậu bé nhiễm H3N8 năm ngoái, một ca gây các triệu chứng nặng, trong khi cậu bé kia chỉ có các biểu hiện nhẹ. Theo WHO, cả hai trường hợp này đều có khả năng bị nhiễm bệnh do tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với gia cầm bị nhiễm bệnh.

“Có vẻ như loại virus này không có khả năng lây lan dễ dàng từ người sang người và do đó, nguy cơ nó lây lan giữa người ở cấp quốc gia, khu vực và quốc tế được coi là thấp”, WHO nhận định. Tuy nhiên, do bản chất không ngừng biến đổi của virus cúm, WHO nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giám sát toàn cầu để phát hiện những thay đổi về mầm bệnh, dịch tễ học và lâm sàng liên quan đến virus cúm lưu hành có thể ảnh hưởng đến sức khỏe con người hoặc động vật.

Các trường hợp cúm gia cầm ở người thường là kết quả của việc tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với gia cầm sống hoặc chết bị nhiễm bệnh hoặc môi trường có mầm bệnh.

Giống như các dạng cúm gia cầm khác, sự lây nhiễm ở người có thể xảy ra khi có đủ virus xâm nhập vào mắt, mũi, miệng của một người hoặc do hít phải virus. Các triệu chứng thông thường bao gồm sốt, mệt mỏi, buồn nôn và các triệu chứng giống cúm khác. Những người nhiễm bệnh có thể bị tiêu chảy, đau dạ dày, tức ngực và chảy máu mũi, nướu và đau mắt đỏ.

Cũng theo WHO, vì virus cúm gia cầm tiếp tục được phát hiện trong quần thể gia cầm, nên dự kiến sẽ có thêm các trường hợp lây nhiễm lẻ tẻ ở người trong tương lai.

Hồi đầu năm nay, một người đàn ông Campuchia và con gái của ông được chẩn đoán nhiễm H5N1, một chủng cúm gia cầm khác.

Các trường hợp lây nhiễm này đã gây ra mối quan tâm quốc tế, với nhiều chuyên gia lo ngại đây là dấu hiệu cho thấy virus đã biến đổi để lây nhiễm cho con người dễ dàng hơn sau khi hoành hành ở quần thể chim trên thế giới.

Đợt bùng phát cúm gia cầm bắt đầu vào đầu năm ngoái, là đợt bùng phát lớn nhất trong lịch sử, ảnh hưởng đến hơn 200 triệu con gia cầm trên toàn cầu, bên cạnh vô số loài chim hoang dã.

Dịch cúm này đã lan sang các loài động vật có vú như chồn, cáo và gấu, làm dấy lên mối lo rằng có thể sẽ sớm xuất hiện những đột biến mới đáng lo ngại, có nguy cơ gây ra đại dịch ở người.

Theo WHO, những người tiếp xúc gần hoặc tiếp xúc trong thời gian dài mà không được bảo vệ (không đeo thiết bị bảo vệ các cơ quan hô hấp và mắt) với gia cầm bị nhiễm bệnh hoặc những nơi mà gia cầm bị bệnh có thể có nguy cơ nhiễm virus cúm gia cầm cao hơn những người khác.

Tuy vậy, con người không có khả năng nhiễm virus khi ăn thịt gia cầm và chim hoang dã vì chúng nhạy cảm với nhiệt và việc nấu chín gia cầm đúng cách sẽ tiêu diệt virus.

Trước tình hình hiện tại, các nhà sản xuất vaccine cho biết họ “sẵn sàng” đối phó với đại dịch cúm gia cầm ở người khi lo ngại về sự lây lan từ động vật sang người đang ngày càng cao.

BẢO NGHI (Lược dịch từ AFP)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Đồ ăn chó Đồ ăn khô cho chó

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2024:
Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

Trong bài phát biểu bằng văn bản tại Hội nghị thượng đỉnh CEO APEC 2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương đan xen sâu sắc vào cấu trúc toàn cầu hóa kinh tế và hiện là một cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau với những lợi ích chung và tương lai chung.

Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa
Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

Ghi nhận trong 10 tháng đầu năm 2024, thương mại của Trung Quốc đạt được với các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) chạm mốc cao kỷ lục, vượt 21 nghìn tỷ NDT (2,91 nghìn tỷ USD). Kết quả này đã nhấn mạnh sự hội nhập kinh tế sâu rộng và kết nối thương mại mạnh mẽ giữa các bên.

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024
Không chủ quan với bệnh liên cầu lợn

Ngày 11/10, báo cáo bệnh truyền nhiễm của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh ghi nhận thêm ca bệnh liên cầu lợn (LCL) tại phường Hương Xuân, TX. Hương Trà. Điều này thêm một lần nữa lên tiếng cảnh báo người dân tuyệt đối không chủ quan với bệnh này, vì nó có tỷ lệ gây tử vong rất cao.

Không chủ quan với bệnh liên cầu lợn
Trung Quốc khảo sát tìm hiểu “nỗi sợ sinh con” của người dân

Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) đang tiến hành khảo sát 30.000 người để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ đối với việc sinh con và “nỗi sợ sinh con” của người dân, trong bối cảnh chính quyền nước này phải chật vật để thúc đẩy tỷ lệ sinh đang suy giảm.

Trung Quốc khảo sát tìm hiểu “nỗi sợ sinh con” của người dân
Return to top