Thế giới

Giá bất động sản cao cấp ở một số thành phố châu Á đang tăng vọt

ClockThứ Bảy, 25/05/2024 14:35
TTH - Tạp chí Bloomberg ngày 24/5 cho hay, giá nhà cao cấp ở một số thành phố châu Á đang tăng vọt, đối lập với xu hướng giảm ở các thị trường lâu đời hơn bao gồm New York (Mỹ) và London (Vương quốc Anh).

Giá thuê văn phòng cao cấp chứng kiến ​​sự phục hồi ổn định

 Các tòa nhà cao tầng ở thủ đô Tokyo, Nhật Bản. Ảnh minh họa: The Japan Times/TTXVN

Cụ thể, theo Công ty tư vấn bất động sản Knight Frank, giá bất động sản cao cấp, được xác định là top 5% thị trường đã giảm hơn 2% ở New York và London trong quý đầu tiên của năm nay so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoài ra, Hồng Kông (Trung Quốc) và Berlin (Đức) cũng ghi nhận mức giảm.

Trong khi đó, tại Manila (Philippines), Tokyo (Nhật Bản) và Mumbai (Ấn Độ), giá nhà cao cấp lại tăng vọt, với mức tăng lần lượt là 27%, 13% và 12%.

Chi phí vay cao hơn và lo ngại suy thoái kinh tế đã cản trở một số thị trường bất động sản cao cấp ở Mỹ và châu Âu. Tuy nhiên trên toàn cầu, giá bất động sản cao cấp đã phục hồi vào năm 2024 trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ và nhu cầu từ các nhà đầu tư, ghi nhận mức tăng trưởng trung bình hàng năm là 4% tại 44 thành phố được phân tích.

Giá nhà ở tại Manila đã tăng, trong khi nền kinh tế tổng thể của Philippines mở rộng với tốc độ mạnh nhất trong khu vực Đông Nam Á. Tại Tokyo, đồng yen yếu hơn và chi phí vay thấp hơn đã thúc đẩy nhu cầu từ các nhà đầu tư nước ngoài.

Trong khi đó ở Mumbai, tốc độ tăng trưởng nhà ở hạng sang phù hợp với nền kinh tế đang bùng nổ của Ấn Độ, dự kiến sẽ trở thành nước đóng góp hàng đầu thế giới vào tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu vào năm 2028.

Trước đó, chỉ số bất động sản cao cấp của Knight Frank đã ghi nhận mức tăng trưởng bằng 0 vào cuối năm 2022, do lãi suất cao hơn làm giảm nhu cầu. Nhưng hiện nay, 78% thị trường đang chứng kiến mức giá tăng hàng năm. Với những mức tăng gần đây, chỉ số bất động sản cao cấp của Knight Frank đang tiến gần hơn đến tốc độ tăng trưởng hàng năm là 5,4%.

Trong một nhận định liên quan, ông Liam Bailey, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu toàn cầu của Knight Frank lưu ý: “Chỉ số này cho thấy áp lực tăng giá xuất phát từ nhu cầu tương đối mạnh mẽ, trong bối cảnh nguồn cung tiếp tục ở mức thấp”.

LÊ THẢO

(Lược dịch từ Bloomberg & The Straits Times)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nợ xấu của nhiều công ty tài chính tiêu dùng tăng vọt

Đại dịch COVID-19 kéo dài đã ảnh hưởng nặng nề đến thu nhập của nhiều người dân lao động. Áp lực nợ xấu của các công ty tài chính tiêu dùng theo đó cũng dần hiện rõ trong thời gian gần đây. Nhiều công ty mẹ đã phải tăng trích lập dự phòng rủi ro, ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận trong nửa đầu năm nay.

Nợ xấu của nhiều công ty tài chính tiêu dùng tăng vọt
Return to top