Thế giới

Giá hành tây toàn cầu có thể tăng do Ấn Độ áp thuế xuất khẩu

ClockThứ Ba, 22/08/2023 20:03
TTH.VN - Với việc Ấn Độ áp thuế xuất khẩu 40% đối với hành tây do giá rau nội địa tăng lên, các nhà phân tích đang xem xét tác động toàn cầu, đặc biệt là đối với các nhà nhập khẩu lớn.

Châu Á sẽ không đạt mục tiêu khí hậu, nếu không thay đổi chế độ ăn uốngCampuchia: Việt Nam vẫn là điểm đến du lịch hàng đầuẤn Độ phê duyệt kế hoạch 7 tỷ USD điện khí hóa giao thông công cộngPhilippines đàm phán nhập khẩu thêm gạo từ Việt Nam và Ấn ĐộThái Lan sẽ đăng cai vòng đàm phán IPEF lần thứ 5

Giá bán lẻ hành tây ở Ấn Độ đã tăng khoảng 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Ảnh minh hoạ: Reuters/Tuổi trẻ Online 

Theo Bộ Tài chính nước này, khoản thuế vừa công bố cuối tuần qua được đưa ra nhằm đảm bảo nguồn cung trong nước và làm dịu lạm phát, đồng thời có hiệu lực ngay lập tức cho đến ngày 31/12.

Theo đó, giá bán lẻ hành tây ở Ấn Độ đã tăng khoảng 20% so với cùng kỳ năm ngoái, trung bình khoảng 37 cent/kg ghi nhận vào ngày 19/8, tức cao hơn nhiều so với mức 25 cent/kg của cùng kỳ năm ngoái, dữ liệu từ Bộ các vấn đề tiêu dùng Ấn Độ thông tin.

Thuế xuất khẩu

Pushan Sharma, Giám đốc nghiên cứu của CRISIL Market Intelligence and Analytics, một công ty nghiên cứu của Ấn Độ cho biết: “Lượng mưa lớn vào tháng 7/2023 tại các vùng sản xuất chính của Maharashtra và Karnataka dẫn đến sự phá hoại và thiệt hại cho các vụ hành tây được lưu trữ”.

Theo Cục Khí tượng Ấn Độ, nhiều vùng ở quốc gia này đã phải chiến đấu với mưa lớn trong suốt tháng 7 vừa qua.

Trong khi đó, so với 1 năm trước, con số lạm phát của Ấn Độ trong tháng 7 đã đạt mức cao nhất trong 15 tháng là 7,44%, phần lớn là do chi phí thực phẩm trong nước tăng đột biến. Vào tháng 4, giá hành tây đã giảm 32,2% so với cùng kỳ năm ngoái nhờ nguồn cung nhiều quá mức, dẫn đến dư cung do vụ chín sớm.

Nhưng giờ đây, quốc gia Nam Á này đang phải vật lộn với giá rau, trái cây và ngũ cốc tăng cao. Giá cà chua tại Ấn Độ trước đó tăng hơn 300% do thời tiết bất lợi. Vào tháng 7, chính phủ Ấn Độ cũng cấm xuất khẩu gạo trắng non–basmati nhằm đảm bảo nguồn cung trong nước.

“Chính phủ muốn kiểm soát giá cả và đảm bảo có đủ hàng cho thị trường trong nước. Được biết, gió mùa bắt đầu muộn cũng có tác động đến vụ hành tây hiện tại”, Samarenzu Mohanti, Giám đốc khu vực châu Á của Công ty nông nghiệp International Potato Center (CIP).

Bangladesh, Malaysia, Sri Lanka và các phần khác của Trung Đông nhìn chung đều phụ thuộc vào hành tây của Ấn Độ và thuế suất sẽ làm tăng giá hành ở một số quốc gia.

Ấn Độ là nhà xuất khẩu hành tây lớn nhất thế giới, đóng góp hơn 12% vào thương mại hành tây toàn cầu. Theo đó, giá hành tây toàn cầu có thể sẽ có tín hiệu tích cực dựa vào quyết định của Ấn Độ.

Tuy nhiên, việc tăng giá dự kiến sẽ diễn ra trong thời gian ngắn, tức cho đến tháng 10, khi nhiều vụ hành tây dự kiến sẽ được tung ra thị trường.

Hành tây là một loại lương thực không thể thiếu ở Ấn Độ và được sử dụng trong các món ăn truyền thống Nam Á như Biryani. Cùng với cà chua và khoai tây, ba loại rau củ này có thể nói là 3 loại củ, quả cấu thành nên chỉ số giá tiêu dùng (CIP) của nước này. Được biết, vào năm 2019, Ấn Độ cấm xuất khẩu hành tây sau khi thu hoạch giảm, do lượng mưa quá lớn.

Đan Lê (Lược dịch từ CNBC)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

Trong một phân tích của Morgan Stanley, các thị trường mới nổi như Ấn Độ đang trên đà thúc đẩy tăng trưởng của châu Á, khi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc dần suy giảm. Đáng chú ý, Ấn Độ cùng với các nền kinh tế Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines và Malaysia được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng của khu vực.

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai
Return to top