Thế giới

Giải quyết khủng hoảng nước là chìa khóa cho hành động khí hậu và phát triển bền vững

ClockChủ Nhật, 11/12/2022 14:29
TTH.VN - Có một điều cần phải công nhận rằng, nước liên quan đến tất cả các vấn đề lớn trên toàn cầu, từ sức khỏe đến nạn đói, bình đẳng giới đến việc làm, giáo dục đến công nghiệp, thảm họa đến hòa bình.

Hơn 50 nước đang phát triển trên thế giới có nguy cơ vỡ nợ và phá sảnUNDP kêu gọi “xoá nợ khẩn cấp” cho 54 nền kinh tế đang phát triểnBão Ian càn quét, Cuba mất điện hoàn toànÔng Boris Johnson chính thức từ chức, tuyên bố ủng hộ tân Thủ tướng Anh Liz TrussCác nước hỗ trợ người dân xoay xở trong khủng hoảng chi phí sinh hoạt

Không để ai thiếu nước và cuộc sống ảnh hưởng bởi khủng hoảng nước là trách nhiệm của toàn xã hội. Ảnh minh họa: AFP/Dân trí

Vì lý do này, nước phải trở thành một phần không thể thiếu trong tất cả các cuộc họp toàn cầu nhằm biến thế giới trở thành một nơi tốt đẹp hơn, an toàn hơn và công bằng hơn.

Trong Chương trình nghị sự 2030 vì Sự phát triển bền vững, khuôn khổ chính của nỗ lực quốc tế nhằm xóa đói giảm nghèo cùng cực, sự thành công của mỗi một mục tiêu trong tổng số 17 Mục tiêu phát triển bền vững (SDG) phụ thuộc vào vòng tuần hoàn nước toàn cầu vận hành tốt.

Tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc (COP27), thực tế là nước và biến đổi khí hậu có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, đã được phản ánh trong nhiều hình thức thảo luận của sự kiện. Tuy nhiên, ngay cả như vậy, nước vẫn không phải là một chủ đề độc lập để xem xét và báo cáo thường xuyên trong tiến trình của COP.

Khi chúng ta chống lại biến đổi khí hậu và nỗ lực xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn, các chuyên gia cho rằng, nước phải được đưa vào các khuôn khổ toàn cầu mang tính bước ngoặt, bao gồm Thỏa thuận Paris, Chương trình nghị sự 2030, Khung hành động Sendai về Giảm thiểu Rủi ro Thiên tai, Ủy ban An ninh Lương thực Thế giới và nhiều khuôn khổ khác.

Nếu không có sự tích hợp này, chúng ta sẽ không thể giải quyết được các cuộc khủng hoảng lớn đang đe dọa sự sống trên Trái đất và hy vọng về một ngày mai tốt đẹp hơn.

Trong trường hợp liên quan đến biến đổi khí hậu, nước phải là trọng tâm trong các kế hoạch của chúng ta nhằm giảm thiểu và thích ứng với tác động của thời tiết khắc nghiệt và thất thường.

Đơn cử, việc bảo vệ, phục hồi và mở rộng các hệ thống sinh thái liên quan đến nước là điều cần thiết để bảo vệ đa dạng sinh học và thu giữ Carbon từ khí quyển.

Đồng thời, các hệ thống nước và vệ sinh hiện có, cũng như các hệ thống mới phải được thiết kế để chống chọi với bối cảnh đang ngày càng phức tạp.

Ghi nhận bởi các cơ quan chức năng, chỉ trong 20 năm, các thảm họa liên quan đến lũ lụt đã tăng 134%, số lượng và thời gian hạn hán tăng 29%. Trong tình hình này, khoảng 2 tỷ người không được tiếp cận với nước uống an toàn và 3,6 tỷ người sống mà không có nhà vệ sinh an toàn để sử dụng. Rõ ràng, tiến trình đạt được SDG6 - Nước và vệ sinh cho tất cả mọi người vào năm 2030 - đang đi chệch hướng nghiêm trọng.

Chúng ta không có lựa chọn nào khác ngoài việc hành động nhanh hơn và thông minh hơn trong mọi lĩnh vực để giải quyết cuộc khủng hoảng nước vì lợi ích của mọi khía cạnh của tiến trình phát triển bền vững.

Giảm thiểu và thích ứng với khí hậu liên quan đến nước nên được coi là một “hợp đồng xã hội” mới giữa chúng ta và các thế hệ tương lai, các chuyên gia nhấn mạnh.

Trong cuộc sống của chính mình, tất cả chúng ta có thể nhận thức rõ hơn về “dấu chân nước” của mình và từ đó ít lãng phí nước hơn.

Ở cấp độ cá nhân, đây sẽ là một cái giá nhỏ để bảo vệ các thế hệ mai sau của chúng ta. Chi phí cho hệ thống toàn cầu sẽ là đáng kể, nhưng cần thiết.

Các nguồn tài chính phải được nhắm mục tiêu tốt hơn và huy động nguồn tài trợ mới cho cơ sở hạ tầng và hệ thống cần thiết để xây dựng và duy trì các dịch vụ liên quan đến nước trong toàn xã hội và nền kinh tế.

Hiện nay đã có những dấu hiện đáng khích lệ được ghi nhận. Ở cấp độ quốc gia, nước đã được quan tâm nhiều hơn khi các nước lập kế hoạch quốc gia để thích ứng với các tác động của biến đổi khí hậu và giảm lượng khí thải.

Dù vậy, đây vẫn là một vấn đề quá lớn để các nước có thể tự giải quyết riêng lẻ. Hệ thống đa phương tồn tại chính xác là với mục đích phối hợp ứng phó với những thách thức toàn cầu phức tạp như thế này.

Được biết, chính phủ Ai Cập, chủ nhà tổ chức COP27, đã phát động “Hành động thích ứng với nước và khả năng phục hồi”, được thiết kế để biến hành động tích hợp nước và khí hậu trở thành tiêu chuẩn thực hành trong các hành động liên quan đến SDG. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho thấy những người ra quyết định đã bắt đầu nhận ra bản chất của nước: một phương tiện phục hồi, một “người giải quyết vấn đề” và là một đầu nối chính giữa tất cả những thách thức lớn mà chúng ta phải đối mặt.

Động lực từ COP27 sẽ đưa chúng ta đến với Hội nghị Nước năm 2023 của Liên Hiệp Quốc, hội nghị đầu tiên trong hình thức này kể từ năm 1977. Cần phải nhắc lại rằng, tất cả các quốc gia trên toàn cầu cần tận dụng động lực được tạo dựng tại COP27 và biến nó thành một Chương trình Hành động vì Nước mới. Mọi người đều có trách nhiệm giải quyết cuộc khủng hoảng nước và điều đó chỉ có thể được thực hiện khi nước nằm trong chương trình nghị sự của mọi người.

Đan Lê (Lược dịch từ Khmer Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

AI “làm tăng tốc cuộc khủng hoảng khí hậu”

Trong sứ mệnh nâng cao nhận thức về tác động của công nghệ mới đối với môi trường, nhà nghiên cứu Sasha Luccioni mới đây cảnh báo rằng, trí tuệ nhân tạo tạo sinh (AI tạo sinh - một dạng AI có thể tạo ra nhiều loại nội dung và ý tưởng khác nhau) sử dụng nhiều năng lượng gấp 30 lần so với công cụ tìm kiếm thông thường.

AI “làm tăng tốc cuộc khủng hoảng khí hậu”
Khoa học địa lý Việt Nam với chuyển đổi số phục vụ phát triển bền vững

Ngày 13/7, Trường đại học Sư phạm, Đại học Huế phối hợp với Hội Địa lý Việt Nam và Hội Địa lý Thừa Thiên Huế tổ chức hội nghị khoa học địa lý toàn quốc lần thứ XIV, năm 2024 với chủ đề “Khoa học địa lý Việt Nam với chuyển đổi số phục vụ phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi toàn cầu”.

Khoa học địa lý Việt Nam với chuyển đổi số phục vụ phát triển bền vững
Return to top