Thế giới

Giải quyết ô nhiễm nhựa ở châu Á

ClockThứ Hai, 31/05/2021 20:48
TTH - Cách đây chưa đầy 1 thế kỷ, hầu hết các sản phẩm ở châu Á đều được làm chủ yếu từ nguyên vật liệu tự nhiên, được chế tạo và sản xuất nhằm sử dụng lâu dài hoặc dễ phân hủy sinh học.

Châu Á: Nhiều doanh nghiệp chuyển sang bao bì có thể ăn đượcĐông Timor là quốc gia đầu tiên trên thế giới tái chế tất cả phế phẩm nhựaĐông Nam Á khước từ nhập khẩu phế phẩm nhựaCác nền kinh tế châu Á chung tay vào chiến dịch chống rác thải nhựa

Từ sau Thế chiến thứ hai, nhựa trở nên phổ biến hơn với người dân châu Á. Ảnh minh họa: TTXVN/Vietnam+

Tuy nhiên, tất cả đã thay đổi từ sau Thế chiến thứ hai, khi nhiều khu vực ở châu Á trải qua quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa nhanh chóng.

Sự ra đời của nhựa sử dụng một lần đã hướng đến một lý tưởng về sự tiện lợi và vệ sinh. Có thể nói, nhựa đã và đang trở thành vật liệu phổ biến nhất ở châu Á trong nhiều thập kỷ và hơn một nửa lượng nhựa trên thế giới đều được sản xuất ở châu Á. Song việc sử dụng ngày càng nhiều nhựa đang gây ra những tác động xấu đến môi trường, làm tắc nghẽn nguồn nước trong khu vực.

Để đánh giá bản chất và quy mô của cuộc khủng hoảng ô nhiễm này, từ đó xác định các biện pháp khả thi, Quỹ Heirich Boll và trang web Break Free From Plastic Asia Pacific gần đây đã hợp tác với Viện Chiến lược Môi trường Toàn cầu Nhật Bản (IGES) để cho ra mắt bản đồ Plastic Atlas châu Á. Tập bản đồ bao gồm các dữ liệu và số liệu về mức độ độc hại của polyme tổng hợp, cho thấy nhựa đã trở nên phổ biến như thế nào trong hầu hết các khía cạnh của cuộc sống. Ngoài ra, bản đồ cũng cung cấp dữ liệu so sánh trong khu vực, đặc biệt là về vấn đề đổ, xả chất thải bất hợp pháp từ các nước phát triển hơn, tác động bất bình đẳng về giới khi tiếp xúc với nhựa... và chỉ ra trách nhiệm của các chính phủ và tập đoàn châu Á trong tiến trình giải quyết vấn nạn này.

Mặc dù tình trạng ô nhiễm nhựa ở châu Á đã khá nghiêm trọng trước khi xuất hiện đại dịch COVID-19, nhưng chính đại dịch đã làm vấn nạn trở nên tồi tệ hơn. Sản xuất nhựa và tình trạng ô nhiễm tăng nhanh khi nhu cầu sử dụng các sản phẩm nhựa một lần bùng nổ do người tiêu dùng thường xuyên đặt hàng hơn trong thời gian chịu lệnh phong tỏa, hạn chế đi lại.

Điều này đã và đang gây nguy hiểm cho những thành quả khó khăn lắm mới đạt được trước đây. Kết quả là môi trường rất có thể sẽ trở thành nạn nhân lâu dài của cuộc khủng hoảng này.

Để giải quyết vấn đề này, nhìn chung, chính phủ các nước ở châu Á phải ban hành và thực hiện đúng những chính sách và quy định giúp mở rộng quy mô các sáng kiến nền tảng và buộc các nhà sản xuất nhựa có trách nhiệm giải quyết cuộc khủng hoảng, chẳng hạn như nộp đơn kiện và yêu cầu khắc phục tình trạng ô nhiễm và tác động của nó đối với sức khỏe và môi trường.

Các công ty buộc phải từ bỏ những mục tiêu tăng trưởng về sản xuất và sử dụng nhựa vốn được dự đoán sẽ tăng gấp 4 lần vào đầu những năm 2050, đồng thời cùng cấp các hệ thống phân phối thay thế đáng tin cậy, sản xuất các loại bao bì có thể tái sử dụng cho sản phẩm của họ.

Nhiều thế hệ người châu Á đã quen với sự tiện lợi của đồ nhựa. Nhưng nếu không giảm đáng kể sự xuất hiện của các loại sản phẩm này, chúng ta hoàn toàn không thể hy vọng về khả năng ngăn chặn khủng hoảng ô nhiễm xảy ra.

Với chủ đề của Ngày Trái đất 2021 là “Khôi phục Trái đất của chúng ta”, để làm được điều này, cần thúc đẩy những ý tưởng và giải pháp sáng tạo có thể sửa chữa các hệ sinh thái trên thế giới.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ The ASEAN Post)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Quan tâm giải quyết các kiến nghị của cử tri

Tại các kỳ tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ 8, HĐND tỉnh khóa VIII, cử tri trên địa bàn TP. Huế đã có nhiều ý kiến, kiến nghị các vấn đề liên quan đến hạ tầng dân sinh. Điều đáng mừng, TP. Huế đã chỉ đạo các ban ngành, địa phương trả lời thấu đáo cũng như triển khai khắc phục.

Quan tâm giải quyết các kiến nghị của cử tri
Nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu-thừa nhà ở xã hội

Nhằm cải thiện chỗ ở cho người thu nhập thấp, từ năm 2022, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch phát triển nhà ở xã hội, với mục tiêu đến năm 2025 có thêm 1,25 triệu m2 sàn nhà ở xã hội, nhưng đến thời điểm này có thể thấy, kế hoạch có nguy cơ “phá sản”. Trong khi đó, nhiều khu nhà ở tái định cư lại bị bỏ hoang, lãng phí, gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu-thừa nhà ở xã hội
Lượng khách du lịch đến châu Á dự kiến​​ trở lại mức trước đại dịch vào năm 2025

Năm 2025, lượng khách du lịch đến châu Á được dự kiến ​​sẽ phục hồi về mức trước đại dịch COVID-19, và tăng 4,7% so với năm 2019, Tạp chí The Business Times ngày 16/12 trích dẫn báo cáo mới nhất của Hãng nghiên cứu thị trường BMI Research, một đơn vị thuộc hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch Solutions cho hay.

Lượng khách du lịch đến châu Á dự kiến​​ trở lại mức trước đại dịch vào năm 2025
Kế hoạch hành động cấp cao đầu tiên để giải quyết khan hiếm nước, suy thoái đất

Lần đầu tiên, Diễn đàn Đất và Nước quốc tế được tổ chức từ ngày 9 - 11/12 tại Bangkok (Thái Lan), vạch ra các biện pháp cụ thể nhằm thúc đẩy nỗ lực toàn cầu trong việc quản lý tình trạng khan hiếm nước và đảo ngược tình trạng suy thoái đất, đóng vai trò rất quan trọng đối với an ninh lương thực và sức khỏe môi trường toàn cầu.

Kế hoạch hành động cấp cao đầu tiên để giải quyết khan hiếm nước, suy thoái đất
Return to top