Thế giới

Giải quyết vấn đề môi trường thông qua đầu tư giáo dục và cơ sở hạ tầng

ClockThứ Tư, 26/04/2023 08:22
TTH.VN - Hãng tin CNA trích nhận định của các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực rằng, chính phủ các nước cần đi đầu trong việc giải quyết các vấn đề môi trường và có ý chí chính trị để thúc đẩy một số chính sách nhất định, cũng như đưa ra quyết định đúng đắn về phân phối tài nguyên.

Đại sứ Pakistan: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam là câu chuyện truyền cảm hứngHội nghị các Bộ trưởng Tài chính G20 tập trung bàn về vấn đề nợ và tiền điện tửTrung Quốc áp dụng công nghệ cao để giải quyết các vấn đề khí hậu và môi trườngG20: Kết nối kỹ thuật số cần lấy người dân làm trung tâmAPEC hợp tác thúc đẩy du lịch

leftcenterrightdel
 Giải quyết các vấn đề về môi trường, đơn cử như giải quyết ô nhiễm và lãng phí nước đòi hỏi các quốc gia đầu tư nguồn lực cao. Ảnh minh hoạ: Báo Điện tử Chính phủ

Điều này bao gồm cung cấp cơ sở hạ tầng hoặc giáo dục cần thiết.

Thêm vào đó, các chuyên gia cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải hỗ trợ tài chính cho các nước nghèo hơn để đối phó với các vấn đề một cách khẩn cấp, đơn cử như sự khác biệt trong quản lý chất thải dựa trên sự chênh lệch giàu nghèo.

Ý chí chính trị

Tiến sĩ Leila Harris, đồng Giám đốc Chương trình Quản lý Nước tại Đại học British Columbia cho biết, đối với vấn đề nước, ý chí chính trị là rất quan trọng khi suy nghĩ rộng về cách bảo tồn các tuyến đường thuỷ vì nhu cầu sinh thái trong tương lai dài hạn.

Theo Giám đốc Leila Haris, vấn đề này rộng hơn nhiều so với việc chỉ đơn giản là cung cấp nước.

“Chúng ta biết cách xử lý nước. Vâng, điều này rõ ràng. Nhưng chúng ta không biết làm thế nào để đảm bảo nước đến được với những nhóm dân cư dễ bị tổn thương nhất hoặc những người không có khả năng chi trả”, Giám đốc Leila Harris chia sẻ với CNA’s Asia First.

Tiến sĩ Leila Harris cũng lặp lại lời của Chủ tịch Hội đồng Nước Thế giới Loic Fauchon rằng “ý chí chính trị mạnh mẽ từ các chính trị gia ở tất cả các cấp” là cần thiết để giải quyết vấn đề nước.

Vì vậy, xét về ý chí chính trị, nó quay trở lại câu hỏi rằng chúng ta sẵn sàng làm gì khác đi để có thể bảo vệ nguồn nước cho nhiều người hơn, bao gồm cho tất cả mọi người, cũng như cho động vật, thực vật và những thứ khác trong hệ sinh thái mà yêu cầu cần tiếp cận với nước?

Theo bà Leila Harris, ngay cả khi chúng ta đang nỗ lực giải quyết các thách thức về tính bền vững khác, chẳng hạn như nếu chúng ta đang hướng tới điện khí hoá ôtô điện, điều đó đòi hỏi một số loại khai thác nhất định. Chính điều này đã ảnh hưởng đến các tuyến đường thuỷ của chúng ta.

Do đó, Tiến sĩ Harris kêu gọi suy nghĩ cẩn thận về cách sử dụng nước.

Bà lưu ý rằng, phần lớn việc sử dụng nước ngọt dành cho nông nghiệp và công nghiệp, thay vì con người và sử dụng trong gia đình. Nhiều vấn đề ô nhiễm là do khai thác mỏ, phá rừng và đến từ nhiều nguyên nhân khác.

Cũng là một mối quan tâm có liên quan, Tiến sĩ Christopher Field, Giám đốc Viện Môi trường Woods tại Đại học Stanford gọi cam kết của các thành viên G7 nhằm chấm dứt ô nhiễm nhựa vào năm 2040 là thực sự quan trọng,

“Nhựa trong đại dương là một vấn đề đặc biệt lớn và ước tính gần đây nhất là vào năm 2050, chúng ta có thể chứng kiến trong đại dương có nhiều nhựa hơn cá. Do đó, giảm dòng chảy nhựa từ đất liền ra đại dương là rất quan trọng trong việc bảo vệ đại dương và tất cả các sinh vật.

Giáo dục và cơ sở hạ tầng

Tiến sĩ Christopher Field cho biết, mặc dù nhận thức của người tiêu dùng là quan trọng, nhưng nó chỉ hoạt động khi phù hợp với các nguồn lực và khả năng quản lý chất thải một cách hiệu quả.

Vì vậy, mọi quốc gia nên xem xét việc tạo ra không chỉ các chiến dịch giáo dục và còn cả các phương tiện kỹ thuật để quản lý một cách đầy đủ hơn.

Theo Tiến sĩ Field, hỗ trợ quốc tế trong lĩnh vực quản lý chất thải nên được ưu tiên. Nếu chúng ta không đầu tư vào quản lý chất thải ở những quốc gia hiện không có khả năng làm điều đó, chất thải thực sự sẽ gây tổn hại cho tất cả chúng ta.

Ông Ruskin Hartley, Giám đốc điều hành của Hiệp hội Bầu trời đêm Quốc tế cho rằng, khi nói đến ô nhiễm ánh sáng, chính phủ và các nhà quy hoạch đô thị nên thực hiện “các bước đơn giản” để giải quyết vấn đề.

Điều đơn giản nhất là trước tiên phải thừa nhận ánh sáng là một chất gây ô nhiễm cần được xử lý và giải quyết.

Các chính sách và kế hoạch thực hành cũng nên được áp dụng để đảm bảo tắt đèn khi không cần thiết, cũng như giảm độ sáng khi có ít người xung quanh hơn và đèn cần hướng xuống đất thay vì hướng lên trời.

Mọi thứ trên hành tinh này đều phát triển theo nhịp điệu của ngày sáng và đêm tối. Nó thực sự là nhịp điệu cơ bản nhất trên hành tinh và điều này đã bị gián đoạn trong 150 năm qua.

Điều này được thể hiện rõ nhất qua các ví dụ về bướm đêm bị thu hút bởi các nguồn ánh sáng đã khiến các loài chim khỏi đường di cư của chúng và năng suất cây trồng nông nghiệp bị ảnh hưởng bởi mức độ ô nhiễm ánh sáng cao.

Giàu và nghèo

Tiến sĩ Field cũng nhấn mạnh khoảng cách về khả năng đối phó với các vấn đề giữa các quốc gia có mức độ giàu nghèo khác nhau.

Đơn cử, một quốc gia nghèo như Zimbabwe do không có cơ sở hạ tầng quản lý rác thải đã ghi nhận tỷ lệ quản lý rác thải nhựa kém hơn khoảng 100 lần so với Singapore. Trong khi đó, Singapore là một trong những quốc gia quản lý chất thải tốt nhất trong khu vực Đông Nam Á.

Chúng ta đang đối mặt với tình hình toàn cầu, trong đó các nước nghèo trên thế giới đang thải ra môi trường một lượng lớn nhựa, loại nhựa nói chung được sản xuất ở các nước giàu và được thải ra dưới dạng rác thải bị quản lý kém ở các nước nghèo.

Tiến sĩ Field lưu ý, việc thiếu cơ sở hạ tầng ở các nước nghèo là thách thức chính, cùng với đó là thiếu công nghệ phù hợp.

Nhìn chung, vấn đề lớn là chúng ta cần ưu tiên đảm bảo rằng rác thải nhựa không bị quản lý sai cách. Chúng cần được tái chế hoặc đốt hoặc xử lý vĩnh viễn tại các bãi chôn lấp hợp vệ sinh và an toàn.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV:
Nhiều kiến nghị của cử tri Thừa Thiên Huế được quan tâm giải quyết

Trong khuôn khổ chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV khai mạc sáng 21/10, Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri (báo cáo) gửi đến Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV cho thấy, nhiều kiến nghị của cử tri được các Bộ, ban, ngành liên quan trả lời giải quyết; trong đó có nhiều kiến nghị, phản ánh của cử tri Thừa Thiên Huế.

Nhiều kiến nghị của cử tri Thừa Thiên Huế được quan tâm giải quyết
Phí sân bay ở châu Á - Thái Bình Dương có thể tăng cao để nâng cấp cơ sở hạ tầng

Với lưu lượng hàng không ở châu Á - Thái Bình Dương dự kiến sẽ tăng gấp đôi trong 20 năm tới, hành khách và các hãng hàng không có thể phải trả phí sân bay cao hơn nhằm giúp trang trải chi phí cải thiện cơ sở hạ tầng cần thiết để đáp ứng nhu cầu trong tương lai, ông Stefano Baronci, Tổng Giám đốc Hội đồng sân bay quốc tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương & Trung Đông (ACI APAC & MID) nhận định.

Phí sân bay ở châu Á - Thái Bình Dương có thể tăng cao để nâng cấp cơ sở hạ tầng
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sửa luật, giải quyết những vấn đề cấp bách

Sáng 14/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chủ trì họp Thường trực Chính phủ với các Bộ, ngành để nghe, thảo luận xây dựng các dự án luật thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính.

Thủ tướng Phạm Minh Chính Sửa luật, giải quyết những vấn đề cấp bách
Return to top