Thế giới

Giữa nắng nóng, Đông Nam Á thêm nỗi lo thiếu điện nước

ClockThứ Năm, 27/04/2023 16:43
Ngày 26-4, báo Khmer Times dẫn dự báo từ Bộ Tài nguyên nước và khí tượng Campuchia cho biết nước này sẽ đón một vài cơn mưa nhưng thời tiết vẫn còn "rất nóng", một số nơi có thể ghi nhận nhiệt độ 38oC từ ngày 26-4 tới 2-5.

Nhiệt độ thế giới có thể cao kỷ lục vào năm 2023Kênh Venice khô cạn, Italy tiếp tục đối mặt với nguy cơ hạn hán mớiQuốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăngNew Zealand: Thiệt hại lên đến hàng triệu USD do lũ lụt gây ra ở AucklandChâu Âu ấm bất thường trong mùa đông

leftcenterrightdel
 Người dân dùng áo khoác và mũ trùm đầu để bảo vệ mình khỏi cái nắng gay gắt ở quận Bang Na, thủ đô Bangkok (Thái Lan) vào đầu tháng 4 năm nay - Ảnh: Bangkok Post

Bộ này kêu gọi người dân tăng cường cảnh giác với các "hiện tượng tự nhiên" có thể xảy ra.

Nắng nóng nhiều nơi trên 40oC

Đầu tuần này, tạp chí The Diplomat cho biết đợt nắng nóng kỷ lục cộng thêm tình trạng khói mù bốc lên dữ dội từ việc đốt rơm rạ đã khiến thời tiết càng thêm khó chịu.

Dự báo mùa khô năm nay tại Đông Nam Á sẽ kéo dài hơn, lượng mưa sau đó cũng sẽ thấp hơn bình thường. Thời gian qua nhiệt độ được ghi nhận ở Myanmar, Thái Lan, Lào và Campuchia thường xuyên trên mức 40oC.

Thông thường tháng 4 là thời điểm thời tiết nóng nực ở Thái Lan, nhưng bầu không khí đã trở nên ngột ngạt trong nhiều tuần qua với nhiệt độ hồi đầu tháng này lên tới 45oC.

Sự kết hợp giữa độ ẩm, gió và các yếu tố khác gần đây đã đẩy chỉ số nhiệt lên mức kỷ lục ở nhiều vùng của Thái Lan, bao gồm cả đảo du lịch Phuket, ảnh hưởng đáng kể tới kinh tế địa phương.

Tình hình thời tiết tại Chiang Mai, thành phố được bao quanh bởi núi non ở miền bắc Thái Lan, cũng trở nên ngột ngạt vì các vụ đốt đồng hằng năm - chuẩn bị cho mùa vụ mới - ở miền bắc Thái Lan và Myanmar.

Chiang Mai hiện được xếp loại là thành phố ô nhiễm nhất hành tinh, ở vị trí cao hơn các thành phố Lahore (Pakistan), Tehran (Iran) và Bắc Kinh (Trung Quốc).

Tuần trước, chính quyền thủ đô Bangkok (Thái Lan) cảnh báo người dân không ra ngoài khi nhiệt độ tăng lên 45oC.

"Năm nay có vẻ tồi tệ hơn nhiều so với những năm trước. Cái nóng và khói mù khiến bất cứ công việc thể chất nào cũng không thể làm được. Tất cả những gì người ta có thể làm là ho, thở khò khè, đổ mồ hôi, ở trong nhà và bật điều hòa" - một cư dân ở Bangkok chia sẻ.

Ông Somkhwan Tanchan, giám đốc Cơ quan Quan sát khí tượng Thái Lan, cho biết nhiệt độ trung bình tối đa ở Thái Lan kể từ đầu tháng 4 năm nay là khoảng 40oC.

Ông cảnh báo mức độ nghiêm trọng của "đợt hạn hán sắp tới" sẽ đáng lo hơn so với các đợt khô hạn quy mô lớn vào năm 2019 và 2020.

Thiếu điện, thiếu nước

Nhà lịch sử thời tiết Maximiliano Herrera mô tả tình hình hiện nay là "đợt nắng nóng tháng 4 tồi tệ nhất trong lịch sử châu Á". Tại Đông Nam Á, tình trạng mất điện và thiếu nước thường xuyên xảy ra ở một số nơi do nhu cầu dùng máy lạnh và nước tăng cao.

Theo Hãng tin Bloomberg, nắng nóng kỷ lục cũng khiến hóa đơn tiền điện tăng vọt ở Thái Lan. Ông Prasertsak Cherngchawano, phó lãnh đạo của công ty điện lực nhà nước Thái Lan, cho biết: "Chúng tôi đang ở cao điểm mùa hè khi nhu cầu điện thường ở mức cao. Chúng tôi cho rằng nhu cầu này sẽ còn duy trì như thế từ nay cho đến tháng 5".

Trong khi đó, nhu cầu dùng nước tăng cao dẫn đến tình trạng thiếu nước triền miên ở Campuchia, nơi sẽ tổ chức Đại hội thể thao Đông Nam Á từ ngày 5 đến 17-5. Chuyện các vận động viên sẽ thi đấu thế nào dưới thời tiết nóng bức đang là mối quan tâm lớn của các nhà tổ chức.

Bộ Tài nguyên nước và khí tượng Campuchia cảnh báo thời tiết nóng bức sẽ tiếp tục kéo dài cho đến giữa tháng 5 và sẽ có ít mưa hơn so với năm 2022. Họ cho rằng thời tiết đang bị ảnh hưởng bởi hiện tượng El Nino.

Bộ này cho biết thêm lượng mưa ở Campuchia năm nay dự kiến sẽ "thấp hơn từ 20 - 30% so với mức trung bình trong nhiều năm", điều này có nghĩa tình trạng hạn hán sẽ quay trở lại. Họ dự báo: "Campuchia có thể sẽ đối mặt với mùa khô kéo dài từ đầu tháng 7 đến đầu tháng 8".

Theo tạp chí The Diplomat, dự báo trên cũng có thể xảy ra với các nước khác tại Đông Nam Á. Nếu đúng như vậy, hạn hán có thể sẽ gây tác động tiêu cực cho khoảng 70 triệu người sống nhờ vào sông Mekong.

Hạn hán cũng sẽ làm tăng áp lực ngoại giao lên các nước có quy mô xây dựng đập thủy điện khổng lồ trong hai thập niên qua trong khu vực.

Theo Tuổi trẻ Online
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ATIA: Du khách Australia đến Nhật Bản, Việt Nam và Indonesia tăng mạnh

Dữ liệu mới nhất từ Hiệp hội Du lịch Australia (ATIA) cho thấy, người dân nước này đang tiếp tục đi du lịch với số lượng kỷ lục, trong đó Nhật Bản, Việt Nam và Indonesia là những điểm đến ghi nhận mức tăng trưởng hàng đầu. ATIA cho biết chỉ riêng trong tháng 10/2024, đã có 1,66 triệu người Australia khởi hành đến các điểm đến quốc tế, tăng 12,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

ATIA Du khách Australia đến Nhật Bản, Việt Nam và Indonesia tăng mạnh
TƯƠNG LAI NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO ĐÔNG NAM Á:
Động lực tài chính đang gia tăng

Trong bối cảnh nhu cầu năng lượng tăng cao và sự tập trung vào năng lượng tái tạo ngày càng lớn để đạt được các mục tiêu phát thải ròng bằng 0, Đông Nam Á - vùng đất sở hữu nhiều ánh nắng mặt trời và những tiến bộ trong công nghệ năng lượng mặt trời - sẽ mang đến cơ hội đáng kể cho hoạt động tài trợ năng lượng tái tạo.

Động lực tài chính đang gia tăng
Return to top