Thế giới

Australia khuyến khích Ấn Độ tham gia hiệp định RCEP

ClockThứ Năm, 27/02/2020 20:54
TTH - Tờ Devdiscourse ngày 27/2 dẫn lời Bộ trưởng Thương mại, Du lịch và Đầu tư Australia Simon Brimingham cho biết Australia vừa lên tiếng khuyến khích Ấn Độ tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) nhằm đạt được nhiều mục tiêu, trong đó cũng góp phần hỗ trợ phát triển một cộng đồng ASEAN thống nhất mạnh mẽ hơn.

RCEP - thành tựu và thách thức của ASEANRCEP - tình hình và tương lai của hiệp định

Tham gia hiệp định RCEP rất có lợi cho Ấn Độ. Ảnh minh họa: Báo Điện Tử Đảng Cộng Sản Việt Nam

Cụ thể, Bộ trưởng Simon phát biểu: “Ấn Độ nên tham gia hiệp định RCEP vì sự cởi mở sẽ khuyến khích nâng cao tinh thần cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy đổi mới và tăng năng suất”.

Bên cạnh lời khuyến khích, vị lãnh đạo cũng nói thêm rằng cho dù Ấn Độ có tham gia hay không, thì Australia vẫn tiếp tục làm việc, hợp tác với “người khổng lồ Nam Á” này nhằm mục tiêu mở rộng thương mại.

Khi bàn về tác động của dịch COVID-19 đối với thương mại, Bộ trưởng Simon cho rằng sẽ rất không đúng khi trong thời điểm dịch bệnh đang hoành hành, các nước chỉ nên tập trung phát triển trong nước. “Tuy nhiên, chính nhờ nhìn ra bên ngoài, đặc biệt là bằng cách hỗ trợ các thị trường toàn cầu và thương mại quốc tế, thế giới vẫn đã và đang giúp hàng triệu người thoát khỏi đói nghèo”.

Được biết, tại Hội nghị thượng đỉnh Đông Á diễn ra ở Bangkok hồi năm 2019, 15 trong số 16 quốc gia bao gồm 10 nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và 5 nước đối tác bao gồm Australia, New Zealand, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc đã nhất trí hoàn thành giai đoạn đàm phán hiệp định RCEP, dự kiến trong năm 2020 sẽ tiến hành ký kết.

Nếu bao gồm cả sự tham gia của Ấn Độ, RCEP sẽ là hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới, trải dài từ Ấn Độ đến New Zealand, chiếm 30% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu và bao phủ ½ dân số thế giới.

Tuy nhiên, do một số bất đồng vẫn chưa được giải quyết. Ấn Độ đã từ chối tham gia. Trước vấn đề này, Thủ tướng Australia Scott Morrison khẳng định cơ hội quay trở lại bàn đàm phán, tiến đến cùng các quốc gia khác ký kết hiệp định vẫn rất rộng mở đối với Ấn Độ. Đại diện cho 15 quốc gia còn lại, Thủ tướng Scott Morrison cho biết mọi quốc gia đều nhận định rằng RCEP là một hiệp định rất có lợi đối với Ấn Độ.

Sự hội nhập của nền kinh tế khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương đóng một vai trò rất quan trọng không những cho tương lai thịnh vượng, mà còn cả an ninh khu vực. Đây là cách tốt nhất, rõ ràng nhất để doanh nghiệp các nước trong khu vực có thể giao dịch với nhau nhiều hơn trong môi trường thương mại cởi mở hơn.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ Devdiscourse & The Guardian)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp

Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp và có nhiều chính sách đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), song nhìn nhận từ góc độ bao phủ của chính sách vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu của DN, nhất là DN các tuyến huyện, thị xã.

Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp
ILO kêu gọi G20 giảm bất bình đẳng, khuyến khích đa dạng trong thế giới việc làm

Tổng Giám đốc Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), ông Gilbert F. Houngbo đã lên tiếng kêu gọi các Bộ trưởng Lao động và Việc làm thuộc Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) thực hiện hành động mang tính quyết định để giảm bất bình đẳng, thúc đẩy bình đẳng giới và khuyến khích sự đa dạng tại nơi làm việc.

ILO kêu gọi G20 giảm bất bình đẳng, khuyến khích đa dạng trong thế giới việc làm
Đưa Festival đến với bệnh nhân

Chiều 10/6 là một buổi chiều hè rộn rã hơn thường lệ đối với hàng trăm bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế. Họ được thưởng thức nét văn hóa độc đáo xứ sở hoa anh đào từ Đoàn nghệ thuật Múa trống Eisa Urakaji tham gia Festival Huế 2024.

Đưa Festival đến với bệnh nhân
Sau 2 năm, RCEP vẫn thúc đẩy tăng cường thương mại trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ gia tăng

Hãng tin Global Times cho biết, vào ngày 1/1/2024, nhân kỷ niệm 2 năm thiết lập hiệp định, các chuyên gia Trung Quốc mới đây đã dành nhiều lời ca ngợi vai trò quan trọng của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) trong việc thúc đẩy hợp tác đầu tư và thương mại khu vực, bất chấp chủ nghĩa bảo hộ đang gia tăng.

Sau 2 năm, RCEP vẫn thúc đẩy tăng cường thương mại trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ gia tăng
Hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng được các ưu đãi từ Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện

Ngày 26/12, Trường đại học Kinh tế, Đại học Huế phối hợp với Vụ thị trường châu Á – châu Phi, Bộ Công thương tổ chức “Hội thảo hướng dẫn doanh nghiệp tiếp cận các thị trường trong khu vực Đông Nam Á, tận dụng ưu đãi từ Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP)”.

Hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng được các ưu đãi từ Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện
Return to top