Thế giới

Hàn Quốc và Australia điện đàm bàn về việc tham gia hội nghị G7

ClockThứ Bảy, 15/08/2020 16:11
TTH.VN - Lãnh đạo Hàn Quốc và Australia mới đây nhất trí rằng nếu hai nước tham gia vào hội nghị của nhóm G7, điều này sẽ giúp nhóm các nền kinh tế lớn trên thế giới đóng một vai trò lớn hơn trong cộng đồng quốc tế, thông tin được Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc Cheong Wa Dae cho hay.

Tổng thống Nga, Mỹ trao đổi về kế hoạch tổ chức hội nghị G7Tổng thống Donald Trump muốn mời Hàn Quốc tham dự hội nghị thượng đỉnh G7Tổng thống Trump đang cân nhắc nối lại tổ chức Hội nghị G7 tại MỹCác nước nhất trí phối hợp ngăn chặn sự lây lan của đại dịchMỹ nên tập hợp G7, NATO và các đồng minh khác để đối phó với COVID-19

Một phiên họp G7 diễn ra tại Pháp hồi năm 2019. Ảnh minh họa: AP/Báo Sóc Trăng

Đây là ý kiến được đưa ra trong cuộc điện đàm kéo dài 35 phút giữa Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và Thủ tướng Australia Scott Morrison để thảo luận về hợp tác chống lại sự lây lan của đại dịch COVID-19 và tăng cường quan hệ song phương.

Ngoài ra, hai vị lãnh đạo cũng có chung quan điểm về quan hệ đối tác giữa hai bên liên quan đến việc phát triển và cung cấp vaccine COVID-19. Ông Moon đã đề nghị Australia tham gia Viện vaccine quốc tế có trụ sở tại thủ đô Seoul (Hàn Quốc). Đáp lại thiện chí của Hàn Quốc, Thủ tướng Scott Morrison cho biết ông sẽ xem xét "một cách tích cực” về vấn đề này.

Được biết, vào tháng 5, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bày tỏ mong muốn mời Hàn Quốc, Australia, Ấn Độ và có thể là cả Nga tham gia vào diễn đàn G7, nhất là khi vị tổng thống đang tìm cách tổ chức hội nghị thượng đỉnh mở rộng vào cuối năm nay.

Theo đăng tải trên trang Yonhap, Tổng thống Moon Jae-in và Thủ tướng Scott Morrison nhất trí rằng sự tham gia của họ sẽ giúp thúc đẩy vai trò đại diện khu vực của G7, đồng thời cũng đóng góp vào chuỗi phản ứng của khối đối với các vấn đề toàn cầu vốn vẫn đang chờ xử lý trong giai đoạn hậu COVID-19.

Trong một thông tin có liên quan, từ lâu, Hàn Quốc và Australia từ lâu đã hợp tác chiến lược trên phạm vi toàn cầu với tư cách là thành viên của nhóm hợp tác giữa các quốc gia trung cường MIKTA cùng với Mexico, Indonesia và Thổ Nhĩ Kỳ.

Đan Lê (Lược dịch từ Yonhap)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chênh lệch lương theo giới tính ở Australia được thu hẹp

Báo cáo mới của Chính phủ Australia cho biết khoảng cách lương theo giới tính ở nước này đã thu hẹp theo từng năm, mặc dù vẫn chênh lệch ở mức hơn 20% tại các công ty tư nhân ở Australia, và trung bình mỗi năm, nhân viên nữ vẫn kiếm được ít hơn 28.425 AUD so với đồng nghiệp nam của họ.

Chênh lệch lương theo giới tính ở Australia được thu hẹp
Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

Một nghiên cứu mới của chính phủ Mỹ ước tính hóa chất vĩnh cửu (PFAS) có thể làm ô nhiễm nguồn nước của tới 70% trong số khoảng 140 triệu người ở Mỹ lấy nước từ các tầng chứa nước ngầm của quốc gia, thông qua các giếng tư nhân hoặc công cộng, gây ra những tác động tiềm tàng đối với khoảng 95 triệu người, tương đương với 27% dân số nước Mỹ.

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ
Return to top