Thế giới

Hàn Quốc và Indonesia ký hiệp định đối tác kinh tế toàn diện

ClockThứ Sáu, 18/12/2020 14:59
TTH.VN - Ngày 18/12, Hàn Quốc và Indonesia đã ký kết một hiệp định đối tác kinh tế nhằm thúc đẩy đầu tư và thương mại giữa hai quốc gia trong nhiều lĩnh vực, từ vận tải, ôtô đến may mặc.

Hàn Quốc đề nghị Indonesia, Việt Nam tăng cường hợp tác tài chínhHàn Quốc, Indonesia tổ chức hội nghị thượng đỉnh về hợp tác kinh tế và khu vựcHàn Quốc, Indonesia tăng cường hợp tác công nghệ tài chính, cơ sở hạ tầngIndonesia tìm kiếm sự hợp tác của Hàn Quốc để đẩy mạnh công nghiệp hóaRCEP: Tăng cường lợi ích thương mại châu Á - Thái Bình Dương

Lãnh đạo hai nước Hàn Quốc và Indonesia trong một lần hội đàm gặp gỡ. Ảnh minh họa: Yonhap/TTXVN/Vietnam+

Bộ trưởng Thương Mại Indonesia Agus Suparmanto cho biết, Hàn Quốc là một trong số 10 đối tác thương mại và nhà đầu tư hàng đầu của Indonesia. Tuy nhiên, mối quan hệ kinh tế vẫn chưa phản ánh đúng tiềm năng phát triển. Do đó, thỏa thuận mới này sẽ thúc đẩy con đường phát triển trong nhiều ngành nghề cho cả đôi bên.

Theo nội dung thỏa thuận vừa ký kết, Hàn Quốc sẽ loại bỏ hơn 95% thuế quan hiện tại, trong khi Indonesia cũng xóa bỏ hơn 92% mức thuế, cùng với đó là tiến đến thực hiện ưu đãi thuế quan để hỗ trợ đầu tư của Hàn Quốc.

Nhận định về thành quả hợp tác, Bộ trưởng Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc Sung Yoon-mo cho rằng hiệp định đối tác kinh tế toàn diện (CEPA) sẽ không chỉ tác động đến các ngành như ôtô mà còn cả công nghệ. Cụ thể, hiệp định CEPA này sẽ tạo điều kiện trao đổi giữa các chuyên gia trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, phần mềm và robotics, cùng lúc tăng cường hợp tác trong ngành công nghiệp công nghệ cao high-tech.

Được biết, vào năm 2019, thương mại giữa hai nước Hàn Quốc - Indonesia đạt 15,65 tỷ USD, trong đó các doanh nghiệp Hàn Quốc đã đầu tư gần 7 tỷ USD vào thị trường Indonesia.

Trong một thông tin có liên quan, Indonesia nhắm mục tiêu sẽ triển khai thỏa thuận bắt đầu từ năm 2021. Hiện Indonesia đã và đang nỗ lực khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm cả doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư vào các nhà máy và linh kiện cho xe điện để tận dụng trữ lượng quặng niken phong phú của đất nước - nguyên liệu thường được sử dụng để sản xuất pin.

Đan Lê (Lược dịch từ Korea Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đầu tư hoàn chỉnh hệ thống thoát nước đô thị

Theo đánh giá của Sở Xây dựng, hệ thống thoát nước ở Khu đô thị mới (KĐTM) An Vân Dương tính đến thời điểm hiện tại đã đáp ứng cơ bản nhu cầu tiêu thoát nước mưa trong khu vục. Tuy nhiên, vẫn có một số vị trí có tình trạng ngập úng cục bộ do vướng mặt bằng nên chưa đầu tư liên thông hệ thống thoát nước đồng bộ.

Đầu tư hoàn chỉnh hệ thống thoát nước đô thị
Phát huy thế mạnh trong thu hút đầu tư, kinh doanh

Với lợi thế cách Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô khoảng 40km, đồng thời nằm trên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây, có QL1A và đường sắt Bắc- Nam đi qua, đặc biệt có Cảng Hàng không quốc tế Phú Bài và Khu công nghiệp (KCN) Phú Bài nên Hương Thủy hội tụ gần như đầy đủ các yếu tố thuận lợi để đẩy mạnh phát triển kinh tế, giao lưu thương mại với các vùng, miền trong nước cũng như quốc tế.

Phát huy thế mạnh trong thu hút đầu tư, kinh doanh
Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

Trong một phân tích của Morgan Stanley, các thị trường mới nổi như Ấn Độ đang trên đà thúc đẩy tăng trưởng của châu Á, khi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc dần suy giảm. Đáng chú ý, Ấn Độ cùng với các nền kinh tế Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines và Malaysia được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng của khu vực.

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai
Cẩn thận với các hình thức đầu tư đa cấp

Đang ngủ trưa thì tôi bị thằng bạn gọi dậy, nghe giọng hốt hoảng: “Bạn ơi, tôi mất một tỷ đồng, trắng tay rồi”. Hóa ra, nó đầu tư theo hình thức đa cấp, lấy lãi cao vào Công ty TNHH Tư vấn đầu tư G. chi nhánh Huế.

Cẩn thận với các hình thức đầu tư đa cấp
Quân đội Indonesia sẵn sàng ứng phó với 6 núi lửa nguy hiểm

Tính đến ngày 11/11, ngoài núi lửa Lewotobi Laki-Laki ở miền Đông đang phun trào mạnh gây thiệt hại cho khu vực này, có 5 ngọn núi lửa khác ở Indonesia đang ở trạng thái cần theo dõi chặt chẽ vì có nguy cơ cao hoạt động trở lại. Quân đội Indonesia đã chuẩn bị lực lượng ứng phó nhanh với thảm họa để sẵn sàng kịp thời ứng phó.

Quân đội Indonesia sẵn sàng ứng phó với 6 núi lửa nguy hiểm
Return to top