Thế giới

Hiệp định RCEP sẽ thúc đẩy hoạt động đầu tư và kinh tế trong khu vực

ClockThứ Sáu, 22/09/2023 16:30
TTH.VN - Các thành viên của Hiệp định Đối tác Toàn diện Khu vực (RCEP) được kêu gọi nỗ lực hướng tới các thị trường cởi mở hơn và thúc đẩy hợp tác cùng có lợi ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Dịch COVID-19 trì hoãn quá trình ký kết hoàn thành thỏa thuận RCEPRCEP & những tác động đến chuỗi cung ứng, môi trường kinh doanh ở ASEANTrong 4 tháng đầu năm, Việt Nam thuộc top điểm đến xuất khẩu hàng đầu của Campuchia theo RCEPCampuchia khai thác triệt để tiềm năng của hiệp định RCEPASEAN-Trung Quốc thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược toàn diện

Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) mang lại nhiều lợi ích cho các nước thành viên tham gia ký kết. Ảnh minh hoạ: Sở Công thương Bình Định 

Trên đây là lời kêu gọi của các quan chức và lãnh đạo doanh nghiệp tại Hội nghị thượng đỉnh Kinh tế và Thương mại RCEP lần thứ 3 tại Nam Ninh (Trung Quốc).

Trước những bất ổn toàn cầu, Thủ tướng Campuchia Hun Manet nhấn mạnh vai trò quan trọng của RCEP trong việc củng cố niềm tin vào hệ thống thương mại đa phương, phục hồi hậu đại dịch COVID-19 và hội nhập kinh tế khu vực, cũng như kinh tế toàn cầu dựa trên nguyên tắc đôi bên cùng có lợi.

Thủ tướng Campuchia Hun Manet cho biết: “ASEAN và Trung Quốc cần tăng cường hơn nữa khả năng phục hồi trong hợp tác kinh tế”. Trong đó, ông nhấn mạnh tầm quan trọng của thương mại dịch vụ và thương mại kỹ thuật số, bên cạnh thương mại hàng hoá, đồng thời nhấn mạnh vai trò cơ bản của RCEP đối với khu vực tư nhân.

Tổng Thư ký ASEAN, Tiến sĩ Kao Kim Hourn lặp lại quan điểm của Thủ tướng Hun Manet, cũng như khẳng định rằng cộng đồng doanh nghiệp nên tận dụng thoả thuận RCEP để đa dạng hoá và hội nhập hơn nữa chuỗi cung ứng trong khu vực ASEAN.

Tiến sĩ Kao Kim Hourn nhấn mạnh sự cần thiết phải đánh giá các hoạt động thương mại hiện đại và khám phá cách sử dụng, tích hợp công nghệ kỹ thuật số để thúc đẩy thương mại theo nội dung RCEP. Ông nhấn mạnh rằng thoả thuận này phải mang tính toàn diện và mang lại lợi ích cho tất cả các bên, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các nước đang phát triển và các nước kém phát triển nhất trong RCEP.

Trong một ý kiến có liên quan, Thứ trưởng Thương mại Philippines Ceferino Rodolfo dự đoán, những lợi ích kinh doanh đáng kể sẽ được nhìn thấy nhờ khả năng tiếp cận thị trường được tăng cường, các quy tắc minh bạch và cơ chế rõ ràng để giải quyết các vấn đề thương mại trong RCEP. Ông Ceferino Rodolfo tuyên bố, môi trường kinh doanh ổn định và có thể dự đoán được của hiệp định sẽ khuyến khích nhiều hoạt động đầu tư và kinh tế hơn trong khu vực.

Didi Sumedi, Tổng Giám đốc Phát triển Xuất khẩu Quốc gia của Bộ Thương mại Indonesia nhấn mạnh tác động tích cực của hiệp định RCEP, bao gồm loại bỏ thuế quan đối với 90% hàng hoá được giao dịch, đơn giản hoá các thủ tục hải quan, quy định đầu tư và thương mại điện tử, đồng thời giới thiệu các biện pháp thân thiện hơn với thương mại.

Báo cáo Triển vọng Phát triển và Kết quả Hợp tác Khu vực RCEP năm 2023 đã được công bố trong khuôn khổ hội nghị thượng đỉnh. Trong đó, báo cáo nhấn mạnh vai trò thuận lợi của RCEP trong việc thúc đẩy tăng trưởng đầu tư thương mại toàn cầu và ổn định chuỗi cung ứng trong nhiều cuộc khủng hoảng.

Tại Diễn đàn và Hội nghị Lãnh đạo Doanh nghiệp Trung Quốc - ASEAN, các diễn giả cũng nhấn mạnh sự phát triển xanh và kỹ thuật số giữa các thành viên RCEP. Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhấn mạnh vai trò của Lào là trung tâm kết nối các thành viên ASEAN và Trung Quốc, đặc biệt là với việc khánh thành tuyến đường sắt Trung Quốc - Lào vào tháng 12 vừa qua.

Trong một ý kiến khác có liên quan, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Quốc gia Malaysia Soh Thian Lai kêu gọi thành lập trung tâm phân tích dữ liệu lớn cho RCEP để hỗ trợ các nước ASEAN một cách hiệu quả trong việc tận dụng hiệp định thương mại tự do.

Được biết, Giám đốc điều hành Liên đoàn Doanh nghiệp Singapore Kok Ping Soon nhấn mạnh cần tăng cường chuỗi cung ứng khu vực và tăng cường kích thích thương mại theo RCEP, bao gồm mở cửa ít nhất 65% lĩnh vực dịch vụ cho đầu tư nước ngoài.

Có thể nói rằng, RCEP là một bước quan trọng hướng tới việc thiết lập một khu vực thương mại tự do châu Á - Thái Bình Dương, thể hiện cam kết vững chắc của khu vực trong tiến trình theo đuổi thịnh vượng chung.

RCEP cũng được nhận định là sẽ thúc đẩy sự phát triển của chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu, đồng thời thúc đẩy đáng kể tăng trưởng kinh tế.

Đan Lê (Lược dịch từ Khmer Times)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đột phá công nghệ mở ra tiềm năng to lớn của năng lượng địa nhiệt

Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) ngày 13/12 công bố báo cáo “Tương lai của năng lượng địa nhiệt” cho hay, trong bối cảnh nhu cầu điện toàn cầu dự kiến tăng mạnh, các công nghệ mới đang mở ra tiềm năng to lớn của năng lượng địa nhiệt để cung cấp năng lượng sạch 24/7 tại hầu hết các quốc gia trên thế giới.

Đột phá công nghệ mở ra tiềm năng to lớn của năng lượng địa nhiệt
Nâng tầm sản phẩm địa phương, tăng cơ hội xúc tiến thương mại

Cùng với hoạt động xúc tiến thương mại với các doanh nghiệp (DN) Thái Lan ở quy mô lớn, những hoạt động xúc tiến xúc thương mại quy mô nhỏ với một vài đối tác cũng góp phần quan trọng trong việc đặt nền móng cho những hợp đồng thương mại lâu dài.

Nâng tầm sản phẩm địa phương, tăng cơ hội xúc tiến thương mại
Triển khai chương trình tài trợ thương mại mới cho các thị trường mới nổi

Tập đoàn tài chính đa quốc gia HSBC và Tập đoàn Tài chính quốc tế (IFC) của Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ cùng nhau cung cấp vốn cho các giao dịch thương mại, với giá trị lên tới 1 tỷ USD. Động thái này nhằm giúp lấp đầy khoảng trống về tài trợ cho thương mại tại các thị trường mới nổi.

Triển khai chương trình tài trợ thương mại mới cho các thị trường mới nổi
Mở cửa cho các “Bảo tàng sống” của Huế - Kỳ 1: Nhà vườn Huế vẫn “kín cổng cao tường”

Huế được mệnh danh là “Thành phố vườn” với gần 100 nhà vườn, nhà rường cổ (gọi chung là nhà vườn Huế). Mỗi ngôi nhà vườn như một “Bảo tàng sống” chứa đựng những giá trị về văn hóa và đời sống lễ nghi, hương vị ẩm thực và phong cách ứng xử của người dân. Phát triển du lịch gắn với trùng tu và chống xuống cấp là giải pháp tối ưu nhằm giữ lại nhà vườn, giữ gìn bản sắc văn hóa và phát huy giá trị di sản Cố đô theo tinh thần Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.

Mở cửa cho các “Bảo tàng sống” của Huế - Kỳ 1 Nhà vườn Huế vẫn “kín cổng cao tường”
Return to top