Thế giới

Học sinh, sinh viên các nước đang phát triển gánh chịu “vết sẹo đại dịch” sâu hơn gấp đôi

ClockThứ Bảy, 05/02/2022 16:53
TTH.VN - Theo nhận định của các chuyên gia, do đại dịch dai dẳng, học sinh, sinh viên phải đối mặt với cơn ác mộng của chính mình, với ảnh hưởng có thể kéo dài trong nhiều năm.

UNICEF: Bất chấp tình hình dịch, phải giữ trường học mở cửaThổ Nhĩ Kỳ phong tỏa toàn diện để ngăn Covid-19, Nhật Bản tăng công suất tiêm chủngHạn chế đi lại vì COVID-19 và mặt lợi cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậuLHQ vạch ra “biện pháp mạnh mẽ” cho giáo dục trong đại dịchASEAN đối mặt thách thức trong việc học trực tuyến giữa đại dịch COVID-19

Do dịch kéo dài, nhiều trường học trên toàn thế giới vẫn đóng cửa do dịch COVID-19. Ảnh minh họa: UN/Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Trong khi đại dịch COVID-19 đã cướp đi sinh mạng của nhiều người ở các thế hệ già hơn, những người trẻ tuổi có thể dễ dàng nhìn thấy ảnh hưởng lên đời sống, sinh kế trong suốt nhiều năm làm việc. Từ góc độ này, nền kinh tế cũng có thể tồn tại một loại hậu quả sau COVID-19, với mỗi thế hệ mang trong mình một vết sẹo khác nhau.

Biểu đồ The Chart of Week đã cho thấy thời gian đến trường bị gián đoạn đối với những người từ 5 – 19 tuổi, lớp dân số chiếm khoảng ¼ dân số thế giới. Hiện nay, sau hơn hai năm kể từ khi dịch bệnh bùng phát, hàng triệu trường học trên toàn thế giới vẫn phải đóng cửa. Trong đó, có nhiều trường học thậm chí còn bị đóng cửa lần thứ hai do ảnh hưởng của biến thể Omicron với khả năng lây nhiễm cao.

Hơn nữa, những mất mát mà học sinh, sinh viên trên toàn thế giới phải chịu đựng là bất bình đẳng. So với các nền kinh tế tiên tiến, tình trạng đóng cửa trường học trong 2 năm đầu đại dịch kéo dài gần như gấp đôi tại các nước đang phát triển. Tác động tiêu cực của cú sốc này thậm chí càng lớn hơn, bởi tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đi học ở các nước đang phát triển nhiều gần gấp đôi con số ghi nhận tại các quốc gia giàu có hơn.

Cơ quan liên quan thuộc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ước tính, thiệt hại giáo dục gây nên do đóng cửa trường học vào cuối năm 2020 được ghi nhận ở ¼ năm học tại các nền kinh tế tiên tiến, thậm chí là đến ½ năm học ở các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển. Biểu đồ thống kê cho thấy, những mất mát bất bình đẳng trong học tập giữa các quốc gia vẫn tồn tại cho đến tháng 10/2021.

Những căng thẳng như vậy cũng nhấn mạnh thách thức đối với sinh viên tốt nghiệp khi tham gia vào các thị trường lao động yếu kém. Những người tham gia vào lực lượng lao động trong bối cảnh suy thoái kinh tế đối mặt với triển vọng việc làm và tiền lương yếu hơn, tương tự như những gì xảy ra trong cuộc Đại suy thoái năm 2007 – 2009. Phân tích trong Báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới đưa ra hồi tháng 10 của Quỹ IMF cho thấy, triển vọng thị trường lao động đối với lao động trình độ thấp và thanh niên vẫn tương đối ảm đạm hơn so với các nhóm khác, qua đó chỉ ra sự gia tăng về vấn đề bất bình đẳng và khả năng dễ rơi vào tình trạng nghèo đói cao hơn.

Cùng với nhau, những tác động này có thể gây ra hậu quả kinh tế kéo dài trong nhiều thập kỷ, nhìn thấy qua việc học hành sa sút, năng suất thấp hơn và gián đoạn việc làm. Theo một báo cáo gần đây của Liên Hiệp quốc và Ngân hàng Thế giới (WB), các sinh viên trong thời đại dịch có thể mất đến 17 nghìn tỷ USD trong thu nhập suốt đời.

Đây chính là lý do vì sao điều quan trọng là phải chấm dứt cuộc khủng hoảng này. Như đề xuất về đại dịch của IMF đã nhấn mạnh: Cuộc khủng hoảng kinh tế sẽ không kết thúc cho đến khi cuộc khủng hoảng sức khỏe tiếp tục được kiểm soát ở khắp mọi nơi. Các nhà hoạch định chính sách nên tập trung vào mạng lưới an toàn xã hội đang bị căng thẳng nghiêm trọng, cũng như đầu tư hơn nữa vào các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và giáo dục.

Đan Lê (Lược dịch từ IMF)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Y tế kỹ thuật cao: Tạo đà bứt phá, vươn tầm.

Năm 2023, Bệnh viện Trung ương Huế là đơn vị tiêu biểu xuất sắc trong các đơn vị y tế của cả nước về phát triển các kỹ thuật cao: Ghép tạng, ghép tế bào gốc tạo máu tự thân, lĩnh vực ung thư, đột quỵ, tim mạch...

Y tế kỹ thuật cao Tạo đà bứt phá, vươn tầm
Châu Á - Thái Bình Dương: Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu

Các chính phủ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần đầu tư vào giáo dục và đào tạo để phát triển toàn diện kiến thức về khí hậu và những kỹ năng xanh cần thiết cho các nền kinh tế carbon thấp, theo Sổ tay Biến đổi khí hậu và giáo dục vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố.

Châu Á - Thái Bình Dương Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu
HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G20:
Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu

Tại thành phố Rio de Janeiro (Brazil), từ ngày 18 - 19/11, các nhà lãnh đạo sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), với chủ đề “Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững”, nhằm giải quyết một loạt vấn đề từ đói nghèo đến cải cách các thể chế toàn cầu.

Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu
Return to top