Thế giới

Hội nghị khí hậu G20 kết thúc mà không có tuyên bố chung

ClockThứ Năm, 01/09/2022 13:27
TTH.VN - Theo tin từ AFP, hội nghị khí hậu của nhóm G20 tại Indonesia đã kết thúc vào hôm qua (31/8) mà không có tuyên bố chung, mặc dù nước chủ nhà Indonesia cảnh báo các nền kinh tế hàng đầu thế giới phải cùng nhau hành động để chống lại tình trạng ấm lên toàn cầu.

Các nước phát triển và giàu cần nỗ lực hành động vì quỹ biến đổi khí hậuPháp dọa sẽ không ký Tuyên bố chung G20 nếu không bàn về khí hậu

Những trận lũ lụt trong vài tháng qua đã làm hơn 1.000 người tử vong ở Pakistan. ẢNh: CNN/PLO

Cuộc họp kéo dài một ngày tại đảo Bali đã kết thúc bằng việc Bộ Môi trường và Lâm nghiệp Indonesia Siti Nurbaya Bakar tuyên bố Chủ tịch G20 Indonesia sẽ chỉ đưa ra bản tóm tắt các mục tiêu của diễn đàn, cho thấy những bất đồng giữa các thành viên về cách giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Việc không thống nhất được một tuyên bố chung diễn ra vào thời điểm thế giới đang đối mặt với nhiều sự kiện thời tiết khắc nghiệt, trong đó hơn 1.000 người ở Pakistan đã thiệt mạng trong các đợt lũ lụt do biến đổi khí hậu gây ra và sau đợt hạn hán trầm trọng khi đợt nắng nóng kỷ lục lan rộng trên các khu vực ở một nửa lãnh thổ Trung Quốc.

Tại cuộc họp báo bế mạc hội nghị, Bộ trưởng Bakar cho biết bản tóm tắt sẽ trình bày chi tiết về “cam kết và các bước đi chung” của các nước tham dự.

Tháng trước, Hội nghị Bộ trưởng Tài chính G20 diễn ra ở Indonesia cũng có động thái tương tự, khi nước chủ nhà Indonéia - nước duy trì chính sách đối ngoại trung lập – chỉ đưa ra một tuyên bố chủ tọa sau khi bộ trưởng các nước tham dự bất đồng về những vấn đề xoay quanh cuộc xung đột Ukraine và từ đó, kéo theo tình trạng bất ổn kinh tế toàn cầu.

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bakar nhấn mạnh rằng “các vấn đề môi trường toàn cầu đòi hỏi các giải pháp toàn cầu” và các quốc gia “không thể tự mình giải quyết các vấn đề đó”.

Hiện nay, các quốc gia trên thế giới đang ngày càng phải hứng chịu nắng nóng kỷ lục, lũ quét và hạn hán - những hiện tượng mà các nhà khoa học cho rằng sẽ trở nên thường xuyên và khốc liệt hơn do biến đổi khí hậu.

Mối đe doạ nghiêm trọng

Một nghiên cứu vừa được công bố trong tháng trước cho thấy Bắc Cực đã ấm lên nhanh hơn gần 4 lần so với phần còn lại của hành tinh trong 40 năm qua, cho thấy các mô hình khí hậu và các chính phủ đang đánh giá thấp tốc độ ấm lên ở vùng cực.

Bộ trưởng Bakar cho rằng: “Chúng ta không thể giấu giếm thực tế rằng thế giới đang phải đối mặt với những thách thức ngày càng gia tăng… Biến đổi khí hậu có thể trở thành yếu tố khuếch đại và làm gia tăng mức độ của các cuộc khủng hoảng”.

Biến đổi khí hậu “sẽ không chỉ quét sạch tất cả các tiến bộ phát triển đã đạt được trong nhiều thập kỷ qua, đặc biệt là ở các nền kinh tế mới nổi, mà còn đẩy chúng ta đến một điểm giới hạn về môi trường, nơi sẽ không có tương lai  bền vững”.

Hội nghị lần này có sự hiện diện của Đặc phái viên khí hậu của Tổng thống Khí hậu John Kerry, Bộ trưởng Khí hậu của Anh Alok Sharma và các quan chức từ Ấn Độ, Australia, Ilaty, Brazil, Nhật Bản, Hàn Quốc, Liên minh châu Âu và nhiều đại biểu khác. Đây được xem là màn dạo đầu cho hội nghị thượng đỉnh giữa các nhà lãnh đạo G20 sẽ được tổ chức vào tháng 11 tới, nơi mà Tổng thống Indonesia Joko Widodo cho biết người đồng cấp Nga Vladimir Putin sẽ tham dự.

Các cuộc đàm phán về biến đổi khí hậu tiếp theo của Liên Hiệp quốc sẽ diễn ra tại Sharm el-Sheikh, Ai Cập cũng vào tháng 11/2022.

BẢO NGHI (Lược dịch từ AFP)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tổ chức Lao động quốc tế (ILO):
Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu

Hơn 70% lực lượng lao động toàn cầu phải đối mặt với những rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng mỗi năm, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) ngày 22/4 cho biết; đồng thời lưu ý, các chính phủ sẽ cần phải hành động khi những con số tăng lên.

Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu
“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu

Châu Âu đang ngày càng phải đối mặt với những đợt nắng nóng gay gắt đến mức cơ thể con người không thể chịu được, khi biến đổi khí hậu tiếp tục làm nền nhiệt toàn cầu tăng cao, cơ quan giám sát khí hậu Copernicus của EU và Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết.

“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu
Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20%

Một nghiên cứu do chính phủ Đức hỗ trợ cho thấy đến giữa thế kỷ này, thiệt hại đối với nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, năng suất và sức khỏe con người do biến đổi khí hậu ước tính có thể lên đến khoảng 38.000 tỷ USD/năm, tức gần 1/5 GDP toàn cầu, bất kể nhân loại có cắt giảm khí carbon gây ô nhiễm mạnh mẽ đến đâu.

Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20
Return to top