Thế giới

Hợp tác toàn cầu rất quan trọng để chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia

ClockThứ Bảy, 09/12/2023 07:12
TTH - Trong bài phát biểu trước Hội đồng Bảo An Liên Hiệp quốc, Tổng Thư ký Antonio Guterres kêu gọi các nước tăng cường hợp tác, thượng tôn pháp luật và triển khai nỗ lực phòng ngừa chống lại “mối đe dọa xấu xa đối với hòa bình, an ninh và phát triển bền vững” đang hoành hành ở khắp mọi nơi, bao gồm cả không gian mạng của tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia.

OECD: Nền kinh tế toàn cầu sẽ chậm lại trong năm 2024Dự báo các nền kinh tế thành viên APEC sẽ tăng trưởng chậm lại trong năm sau

 Hợp tác giải quyết tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia là cách tốt nhất để cùng nhau phát triển bền vững. Ảnh minh họa: Báo Điện tử Chính phủ

Tội ác khác nhau, kết quả giống nhau

Tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia là một “ngành công nghiệp” trị giá hàng tỷ USD, bao gồm các dòng tài chính bất hợp pháp, buôn bán trái phép vũ khí và kể cả buôn người, ma túy, tài nguyên thiên nhiên, động vật hoang dã và nhiều loại hàng hóa khác. Tất cả đều ngày càng có mối liên quan với nhau.

Trước vấn nạn này, Tổng Thư ký Liên Hiệp quốc Antonio Guterres cho biết, bất chấp nhiều hình thức, các hậu quả đều giống nhau, bao gồm quản lý yếu kém, tham nhũng, xuất hiện tình trạng vô luật pháp, bạo lực công khai, chết chóc và hủy diệt.

Thêm vào đó, tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và xung đột khi xuất hiện mà không được ngăn chặn kịp thời sẽ làm suy yếu thẩm quyền và hiệu quả của các thể chế Nhà nước, làm xói mòn nền pháp quyền và gây bất ổn cho các cơ cấu thực thi pháp luật.

Mối liên hệ với khủng bố

Ông Guterres thông tin thêm, mối liên hệ giữa tội phạm có tổ chức và khủng bố hiện đang là một mối lo ngại khác. Điều này được thể hiện rõ nhất qua ví dụ tại khu vực Sahel ở châu Phi, trong đó hành vi buôn bán bất hợp pháp nhiên liệu, ma túy, vũ khí và tài nguyên thiên nhiên với mối liên quan đến các nhóm vũ trang đã và đang đe dọa cuộc sống và sinh kế của hàng triệu người.

Mặc dù Hội đồng Bảo an từ lâu đã thừa nhận mối nguy hiểm do tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia gây ra đối với hòa bình và an ninh quốc tế, nhưng “chúng ta cần phải làm nhiều hơn nữa để tăng cường khả năng phòng thủ của mình”.

Hợp tác và đồng thuận

Theo Tổng Thư ký Liên Hiệp quốc Antonio Guterres, hợp tác đa phương là con đường đáng tin cậy duy nhất để nhắm vào các tội phạm gây ra bạo lực. Qua đó, ông kêu gọi các quốc gia thành viên thực hiện đầy đủ Công ước của Liên Hiệp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và thực hiện nghiêm 3 nghị định thư bổ sung, đồng thời hợp tác điều tra và truy tố tội phạm khi được yêu cầu…

Chống lại “Quy tắc vô luật pháp”

Một nhu cầu cấp thiết được vị lãnh đạo nhấn mạnh là tăng cường pháp quyền nhằm tìm kiếm các giải pháp hòa bình cho những vụ xung đột và giải quyết các mối đe dọa nhiều mặt do tội phạm có tổ chức xuyên biên giới gây ra.

Pháp quyền hiệu quả sẽ xây dựng niềm tin vào các thể chế, tạo sân chơi bình đẳng và góp phần giảm tham nhũng. Nó cũng củng cố quyền con người và cho phép phát triển kinh tế, chính trị và xã hội bền vững.

Thúc đẩy hòa nhập cao hơn

Thêm vào đó, Tổng Thư ký Antonio Guterres cũng kêu gọi các nước tăng cường phòng ngừa và thúc đẩy hòa nhập, bao gồm tăng cường nỗ lực đạt được mục tiêu phát triển bền vững cho tất cả mọi người.

Hoạt động cần thiết bao gồm đảm bảo tôn trọng nhân quyền, giải quyết tội phạm mạng hiệu quả hơn và thúc đẩy quyền bình đẳng giới.

HẠNH NHI

(Lược dịch từ UN News)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thúc đẩy hợp tác toàn cầu về điều phối giao thông vũ trụ

Theo Tờ Reuters ngày 2/12, sự gia tăng nhanh chóng của các vệ tinh và rác vũ trụ sẽ khiến quỹ đạo Trái đất tầm thấp không thể sử dụng được, trừ khi các công ty và quốc gia hợp tác và chia sẻ dữ liệu cần thiết để quản lý khu vực không gian này.

Thúc đẩy hợp tác toàn cầu về điều phối giao thông vũ trụ
Chuyến thăm Pháp của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm:
Dấu mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam, Pháp

Theo đặc phái viên TTXVN, ngày 7/10 theo giờ địa phương, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời sân bay Orly, thủ đô Paris lên đường về nước kết thúc tốt đẹp các hoạt động trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức Cộng hòa Pháp từ ngày 3/10 -7/10/20024, theo lời mời của Tổng thống Cộng hòa Pháp Emmanuel Macron.

Dấu mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam, Pháp
THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
5 lưu ý quan trọng cần biết trước khi bọc răng sứ thẩm mỹ

Ngày nay, bọc răng sứ thẩm mỹ mang lại nụ cười tự tin, đồng thời bảo vệ răng miệng khỏi các tác động xấu. Trước khi thực hiện quy trình này, bạn cần nắm rõ những lưu ý quan trọng để đạt được kết quả tốt nhất.

5 lưu ý quan trọng cần biết trước khi bọc răng sứ thẩm mỹ
Return to top