Thế giới
Từ trà sữa đến quan hệ kinh doanh:

Hương vị của hội nhập thương mại Trung Quốc -ASEAN

ClockThứ Hai, 30/09/2024 15:41
TTH.VN - Được tổ chức từ 24/9 - 28/9, Hội chợ Trung Quốc - ASEAN (gọi tắt là CAEXPO) vừa diễn ra tại thành phố Nam Ninh (Trung Quốc) được nhìn nhận là một cơ hội tốt để doanh nghiệp hai bên mở rộng thị trường.

ASEAN hướng đến mục tiêu an ninh và tự lực vaccine cho khu vựcASEAN hướng đến tăng cường thương mại và đầu tư ngoài khốiViệt Nam có 1 trong 30 công ty khởi nghiệp công nghệ hàng đầu ASEANMở rộng triển vọng tương lai chung của cộng đồng Trung Quốc - ASEANASEAN nhắm mục tiêu hoàn thành Hiệp định Khung kinh tế số vào năm 2025

Trà sữa, món đồ uống giúp thúc đẩy kinh tế giữa Trung Quốc và ASEAN. Ảnh minh họa: xaydungso.vn 

Song bên cạnh sự kiện này, một sự kiện nổi bật khác là lễ hội trà sữa lần đầu tiên cũng được tổ chức tại thành phố này đã thu hút hơn 100 thương hiệu trà sữa nổi tiếng từ cả thị trường trong nước và quốc tế.

Theo thông tin mới nhất được hãng Xinhua Net cập nhật, những ngày qua, những người đam mê trà sữa có thể đến đây thưởng thức nhiều loại trà mát lạnh như trà chanh Thái Lan, trà nhãn Campuchia và trà sữa trân châu Việt Nam.

Bầu không khí sôi động của lễ hội này phản ánh một lĩnh vực hợp tác kinh tế và thương mại đã và đang phát triển mạnh mẽ, được các doanh nghiệp ở cả Trung Quốc và ASEAN tăng cường khai thác.

Nhìn chung, từ cà phê đến sầu riêng, từ điện tử đến các ngành công nghệ cao, trao đổi kinh tế giữa Trung Quốc và các nước ASEAN đang không ngừng sâu sắc hơn, với sự hợp tác trên nhiều lĩnh vực ngày càng mạnh mẽ.

Xu hướng mới, cơ hội mới

Vài năm trở lại đây, sản phẩm trà sữa đóng trong túi nhựa, lấy cảm hứng từ các loại trà sữa đóng gói bán ven đường ở Thái Lan đang ngày càng được nhiều thực khác Trung Quốc ưa chuộng.

Trà chanh nhài và cà phê đá của Lào cũng góp mặt vào các loại đồ uống yêu thích của người dân Trung Quốc thời điểm hiện nay. Điều này được thể hiện rõ nhất khi ông Zhang Guiwen, chủ một thương hiệu trà sữa túi giấy kiểu Thái ở Nam Ninh chia sẻ, mỗi ngày, lượng hàng bán ra là rất lớn. Đồ uống Thái Lan đang tạo ra một chỗ đứng độc đáo ở thị trường Trung Quốc với mẫu mã và hương vị đặc trưng, nổi bật trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các thương hiệu đồ uống trên thị trường trong nước.

Chia sẻ lịch sử lâu đời về văn hóa uống trà và thói quen ăn uống, cũng như khí hậu nóng ẩm ở miền Nam Trung Quốc gần như tương đương với các nước ASEAN, hai bên đã cảm nhận được những cơ hội kinh doanh xuất hiện ngày càng rõ rệt. Trong đó, tại ASEAN, nhiều thương hiệu trà sữa hàng đầu của Trung Quốc như Mixue, CHAGEE và Naixue đã và đang nổi lên mạnh mẽ.

Cụ thể, HEYTEA, thương hiệu có hơn 4.000 cửa hàng trên toàn thế giới, đã khai trương cửa hàng đầu tiên của hãng tại nước ngoài, cụ thể là tại Singapore vào năm 2018.

Cùng với đó, vào tháng trước, thương hiệu trà sữa Naixue đã mở cửa hàng flagship đầu tiên ở nước ngoài tại khu phức hợp mua sắm khổng lồ Central World của Bangkok, tạo nên cơn sốt trong giới người tiêu dùng trẻ tuổi.

“Thị trường Đông Nam Á rất hứa hẹn”, ông Zhang Yufeng, một quan chức cấp cao của Naixue nhận xét.

Trước những ví dụ này, Lei Xiaohua, một nhà nghiên cứu tại Viện Hàn lâm Khoa học và Xã hội Quảng Tây cho biết: “Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của các nước ASEAN, cùng với dân số khoảng 300 triệu người trẻ tuổi, đang tạo ra một thị trường rộng lớn, đóng vai trò thiết yếu cho sự mở rộng ra nước ngoài thành công của các thương hiệu trà sữa Trung Quốc”.

Tăng cường hợp tác, gắn kết hơn

Theo số liệu thống kê được công bố tại Hội nghị kết nối sản xuất và bán hàng, đầu tư về chuỗi cung ứng trà kiểu mới năm 2024, thuộc khuôn khổ CAEXPO, quy mô thị trường trà sữa kiểu mới của Trung Quốc đạt khoảng 193,3 tỷ NDT vào năm 2023, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm 2022. Với tiềm năng phát triển như hiện nay, con số này dự kiến sẽ đạt 250 tỷ NDT vào năm 2025.

Nhiều chủ quán trà sữa kiểu Thái ở Quảng Tây (Trung Quốc) cho biết, các thành phần trong đồ uống của họ như trà đen, nước cốt dừa, sữa đặc và cà phê đều được nhập khẩu từ các nước ASEAN.

Để phục vụ “Thế hệ Gen Z”, những người tiêu dùng chính của trà sữa, các công ty trà Trung Quốc và ASEAN liên tục đổi mới.

Ngày nay, trà sữa đã phát triển vượt xa mô hình truyền thống chỉ có trân châu, thay vào đó là nhiều loại topping mới, bao gồm có thạch nhiều vị, bánh pudding, trái cây miếng, hạt và viên khoai môn.

Là một tỉnh nông nghiệp lớn nổi tiếng về trái cây, đường, trà và các sản phẩm từ sữa, Quảng Tây cũng có lợi thế về mặt địa lý khi gần các nước Đông Nam Á. Ngoài ra, nơi đây còn có cảng Youyiguan, một trong những cảng nhập khẩu trái cây lớn nhất của Trung Quốc, nơi nhập khẩu hơn một nửa số trái cây ASEAN chất lượng cao, đơn cử như sầu riêng và măng cụt.

Các thủ tục thông quan được đơn giản hóa, cũng như mạng lưới hậu cần được cải thiện giữa Trung Quốc và ASEAN, bao gồm tuyến đường sắt Trung Quốc - Lào và hành lang thương mại đất liền - biển quốc tế mới đã tạo nền tảng cho sự hội nhập sâu rộng của các chuỗi cung ứng và công nghiệp xuyên biên giới.

Những lợi thế độc đáo này giúp Quảng Tây thúc đẩy trao đổi về đồ uống làm từ trà giữa Trung Quốc và ASEAN.

Phó Thủ tướng Trung Quốc Đinh Tiết Tường phát biểu, Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với ASEAN để tăng cường hợp tác thực chất và viết nên chương mới trong việc xây dựng cộng đồng Trung Quốc - ASEAN gắn kết hơn với tương lai chung.

Số liệu chính thức cho thấy, Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN trong 15 năm liên tiếp. Trong 7 tháng đầu năm nay, thương mại song phương đạt 552 tỷ USD, tăng 7,7% so với cùng kỳ năm 2023.

Đan Lê (Lược dịch từ Xinhua Net)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sống động tranh thạch cao thực vật

Từ thạch cao - chất liệu quen thuộc trong nghệ thuật tạo hình, Mai Công - chàng trai đến từ Phú Lộc đã tạo nên những bức tranh thực vật sống động, mang hơi thở của thiên nhiên kỳ thú.

Sống động tranh thạch cao thực vật
ASEAN hướng đến mục tiêu an ninh và tự lực vaccine cho khu vực

Trong những năm gần đây, tầm quan trọng của vaccine đã và đang được nhấn mạnh. Đại dịch COVID-19 đã phơi bày khoảng cách về năng lực của nhiều quốc gia, bao gồm cả các nước trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) khi nói đến đảm bảo tiếp cận vaccine kịp thời. Tương tự như các khu vực khác, ASEAN đã nhận ra nhu cầu cấp thiết phải tăng cường hệ sinh thái/cơ sở hạ tầng vaccine bằng cách sử dụng sáng kiến An ninh và Tự lực vaccine (AVSSR) để đối phó với những vấn đề này.

ASEAN hướng đến mục tiêu an ninh và tự lực vaccine cho khu vực
ASEAN hướng đến tăng cường thương mại và đầu tư ngoài khối

Tờ Asia News Network ngày 26/9 cho hay, Bộ trưởng Công nghiệp và Thương mại Lào, ông Malaythong Kommasith đang kỳ vọng, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có thể tăng cường mối quan hệ với Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc thông qua hợp tác kinh tế mới.

ASEAN hướng đến tăng cường thương mại và đầu tư ngoài khối
Return to top