Thế giới
Đại sứ Trung Quốc tại ASEAN:

Mở rộng triển vọng tương lai chung của cộng đồng Trung Quốc - ASEAN

ClockThứ Năm, 19/09/2024 15:41
TTH.VN - Hãng tin Jakarta Post dẫn lời nhận định của Đại sứ Trung Quốc tại ASEAN Hou Yanqi rằng nghị quyết về cải cách toàn diện Trung Quốc để thúc đẩy hiện đại hóa không chỉ có tác động sâu sắc đến tương lai của quốc gia mà còn mở ra nhiều cơ hội to lớn cho sự phát triển của các nước ASEAN, qua đó mở ra triển vọng lớn hơn cho tương lai chung của cộng đồng Trung Quốc - ASEAN.

Hội chợ Thương mại ASEAN giới thiệu ẩm thực từ 10 quốc gia thành viênĐồng won Hàn Quốc sẽ được sử dụng trong giao dịch thương mại với ASEANEU ưu tiên thúc đẩy quan hệ thương mại với ASEANATIGA – Hiệp định thương mại ASEAN cần có và cần nâng cấp để hướng tới tương laiDoanh nghiệp Ấn Độ nỗ lực thúc đẩy thương mại với ASEAN

 Trong nửa đầu năm 2024, thương mại hai chiều giữa Trung Quốc và ASEAN tăng 10,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Ảnh minh họa: Bộ Công thương Việt Nam

Thứ nhất, cải cách của Trung Quốc sẽ giúp Trung Quốc và ASEAN đạt được sự phát triển chung. Trong 33 năm qua, hai bên đã chung tay theo đuổi mục tiêu về hiện đại hóa.

Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN trong 15 năm liên tiếp, trong khi ASEAN cũng là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong 4 năm qua. Trong nửa đầu năm 2024, thương mại hai chiều tăng 10,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Vào năm 2023, đầu tư của Trung Quốc vào ASEAN tăng 44,6% và đầu tư hai chiều đã tích lũy được hơn 380 tỷ USD.

Mối quan hệ Trung Quốc - ASEAN thành công và sôi động đã và đang mang lại lợi ích hữu hình to lớn cho 2 tỷ người ở khu vực.

Hướng về tương lai, Trung Quốc sẽ tận dụng thế mạnh của thị trường khổng lồ của mình để tăng cường năng lực mở cửa, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế và xây dựng các thể chế mới cho nền kinh tế mở với tiêu chuẩn cao hơn. Điều này sẽ tiếp thêm động lực tích cực vào sự phát triển của khu vực.

Theo một nghiên cứu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), mức tăng trưởng về Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc là 1%, dự kiến sẽ dẫn đến mức tăng trưởng trung bình chạm mốc 0,3% cho các nền kinh tế khác. ASEAN, với tư cách là nước láng giềng gần nhất và là đối tác lớn của Trung Quốc, có thể hưởng lợi nhiều hơn nữa.

Hiện nay, Trung Quốc và ASEAN đang đàm phán nâng cấp Hiệp định thương mại tư do phiên bản 3.0. Với hiệp định thương mại mới này, ngày càng nhiều sản phẩm từ các nước ASEAN sẽ có cơ hội thâm nhập sâu hơn vào thị trường Trung Quốc rộng lớn. Điều này sẽ góp phần vào sự phát triển và thịnh vượng của ASEAN, cũng như tăng cường phúc lợi của người dân. 

Thứ hai, chính sách cải cách và mở cửa hơn nữa của Trung Quốc sẽ tạo động lực mới cho quan hệ Trung Quốc - ASEAN. Nghị quyết nêu rõ các kế hoạch bồi dưỡng lực lượng sản xuất chất lượng mới, cùng với đó là nuôi dưỡng, đẩy mạnh sự phát triển của các lĩnh vực hợp tác quốc tế mới, bao gồm công nghệ thông tin thế hệ tiếp theo, trí tuệ nhân tạo, hàng không và vũ trụ, năng lượng mới, vật liệu mới, thiết bị cao cấp, y sinh học và công nghệ lượng tử.

Theo ghi nhận, ASEAN đang soạn thảo Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN đến năm 2045 và các kế hoạch chiến lược của khu vực, đồng thời nỗ lực phát triển nền kinh tế số, nền kinh tế xanh và nhiều ngành công nghiệp mới nổi khác. Khi lợi ích ngày càng nhiều, Trung Quốc và ASEAN có thể thống nhất các chiến lược để khám phá nhiều tiềm năng hợp tác hơn trong tương lai.

Trong một thông tin có liên quan, hợp tác Trung Quốc - ASEAN về năng lượng sạch tiếp tục mở rộng trong những năm gần đây. Điều này được thể hiện rõ nhất khi các thương hiệu Trung Quốc chiếm 67% thương hiệu xe điện bày bán ở ASEAN, nhờ đó góp phần vào quá trình chuyển đổi năng lượng trong khu vực.

Khi Trung Quốc và ASEAN xây dựng mối quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư chặt chẽ hơn, nhiều cộng đồng địa phương ở các nước ASEAN sẽ được mở ra nhiều cơ hội phát triển hơn. Những tác động kinh tế và xã hội đa dạng này sẽ củng cố thêm nền tảng của quan hệ Trung Quốc - ASEAN. Nhìn chung, Trung Quốc sẵn sàng khám phá nhiều động lực tăng trưởng tiên tiến hơn và hợp tác cùng có lợi với các quốc gia thành viên ASEAN.

Ngoài ra, cải cách và mở cửa nhiều hơn nữa của Trung Quốc cũng sẽ đóng góp nhiều hơn cho hòa bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực ASEAN.

Trung Quốc cam kết thực hiện đầy đủ Sáng kiến Phát triển Toàn cầu (GDI), Sáng kiến An ninh Toàn cầu (GSI) và Sáng kiến Văn minh Toàn cầu (GCI), qua đó kêu gọi một thế giới đa cực bình đẳng và trật tự, toàn cầu hóa kinh tế có lợi và toàn diện. Bên cạnh đó, nước này sẽ tiếp tục thực hiện Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) một cách chất lượng cao và thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực.

Trung Quốc phấn đấu vì sự cởi mở, toàn diện và hợp tác cùng có lợi trong nỗ lực thúc đẩy quan hệ với các nước khác. Theo lãnh đạo Trung Quốc, nước này sẽ tiếp tục ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN, đóng góp vào hợp tác khu vực lấy ASEAN làm trung tâm, đồng thời, chung tay với các nước ASEAN xây dựng cộng đồng Trung Quốc - ASEAN gắn kết hơn, cùng chia sẻ tương lai, hiện thực hóa giấc mơ châu Á về hòa bình lâu dài và hiện đại hóa chung.

Đan Lê (Lược dịch từ Jakarta Post)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kết nối cộng đồng thông qua phong trào Chủ nhật xanh

Hưởng ứng phong trào Chủ nhật xanh, Chủ nhật vì cộng đồng, ngày 17/11, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) thành phố phối hợp với Ngân hàng Seabank chi nhánh Huế tổ chức hoạt động Kết nối cộng đồng năm 2024.

Kết nối cộng đồng thông qua phong trào Chủ nhật xanh
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2024:
Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

Trong bài phát biểu bằng văn bản tại Hội nghị thượng đỉnh CEO APEC 2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương đan xen sâu sắc vào cấu trúc toàn cầu hóa kinh tế và hiện là một cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau với những lợi ích chung và tương lai chung.

Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa
Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

Ghi nhận trong 10 tháng đầu năm 2024, thương mại của Trung Quốc đạt được với các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) chạm mốc cao kỷ lục, vượt 21 nghìn tỷ NDT (2,91 nghìn tỷ USD). Kết quả này đã nhấn mạnh sự hội nhập kinh tế sâu rộng và kết nối thương mại mạnh mẽ giữa các bên.

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024
Return to top