Thế giới

IMF đề xuất kế hoạch trị giá 50 tỷ USD để chấm dứt đại dịch

ClockThứ Bảy, 22/05/2021 09:54
TTH.VN - Ngày 21/5, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố đề xuất trị giá 50 tỷ USD nhằm chấm dứt đại dịch COVID-19 bằng cách triển khai hành động để được mục tiêu đến cuối năm 2021 sẽ tiêm chủng cho ít nhất 40% dân số các nước, đến nửa đầu năm 2022 sẽ tăng lên ít nhất là 60%.

IMF nâng dự báo tăng trưởng cho khu vực Trung Đông và Bắc PhiIMF với các đề xuất khắc phục làn sóng phá sản doanh nghiệp vừa và nhỏIMF: Nền kinh tế châu Á năm 2020 sẽ giảm tăng trưởng nhiều hơn so với dự báoIMF: Đại dịch sẽ để lại vết sẹo lâu dài đối với nền kinh tế toàn cầuĐại dịch COVID-19 tác động mạnh hơn lên người lao động lớn tuổi

Các nước cần nỗ lực hơn nữa để chấm dứt đại dịch COVID-19 trên toàn thế giới. Ảnh minh họa: VTV.vn

Theo các quan chức IMF, thực hiện điều này sẽ giúp bơm khoản tiền tương đương 9 nghìn tỷ USD vào kinh tế toàn cầu vào năm 2025 nhờ sự phục hồi trở lại nhanh chóng hơn của các hoạt động kinh tế, trong đó các quốc gia giàu có sẽ được hưởng lợi nhiều nhất.

Cho đến nay, đại dịch đã cướp đi mạng sống của gần 3,5 triệu người trên toàn thế giới và các dự đoán cũng chỉ ra rằng viễn cảnh bất bình đẳng về y tế sẽ tiếp diễn đến năm 2022, gây ra nhiều rủi ro nghiêm trọng cho thế giới.

Giám đốc điều hành IMF Kristalina Georgieva phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh về y tế do Ủy ban châu Âu và Nhóm 20 nền kinh tế lớn tổ chức cho biết, việc các nước giàu tăng cường quyên góp là rất hợp lý để đảm bảo đại dịch kết thúc nhanh hơn.

Được biết, đề xuất do Nhà kinh tế trưởng của IMF Gita Gopinath và nhà kinh tế Ruchir Agarwal soạn thảo, dựa trên những nỗ lực đang được triển khai bởi Chương trình hợp tác tăng tốc tiếp cận các công cụ ứng phó với COVID-19 (ACT), Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và nhiều nhóm khác.

Tiến trình triển khai kế hoạch sẽ tiêu tốn khoảng 50 tỷ USD, trong đó 35 tỷ USD sẽ được chi trả bởi các khoản viện trợ từ các nước giàu, cũng như các nhà tài trợ tư nhân và đa phương. 15 tỷ USD còn lại sẽ được tài trợ bởi các quốc gia vay tiền lãi suất thấp hoặc không có lãi từ các ngân hàng phát triển đa phương.

Kế hoạch kêu gọi tài trợ trả trước, tài trợ vaccine và các động thái khác để đảm bảo dòng chảy tự do qua biên giới của nguyên liệu thô và vaccine thành phẩm, cũng như đầu tư khoảng 8 tỷ USD để đa dạng hóa và tăng năng lực sản xuất vaccine trên toàn thế giới.

IMF dự kiến, trong năm nay có thể sẽ có khoảng 1 tỷ liều vaccine được cung cấp ngay cả khi các quốc gia ưu tiên cho người dân của họ và 1 tỷ liều bổ sung sẽ được sản xuất vào đầu năm 2022 để xử lý các rủi ro như việc xuất hiện các biến thể mới.

Trong một thông tin liên quan, trong khi nguồn cung vaccine vẫn còn hạn chế, IMF đã kêu gọi được 30 tỷ USD chi tiêu cho việc thử nghiệm vaccine rộng rãi, triển khai thử nghiệm nhiều phương pháp điều trị và chuẩn bị phân phối vaccine, cùng với đó là 2 tỷ USD để đánh giá và thực hiện các chiến lược dài hơi khác về gia tăng liều lượng.

Nếu không có những hành động khẩn cấp, các quốc gia đang phát triển và mới nổi có thể sẽ phải tiếp tục chờ đợi đến cuối năm 2022 hoặc muộn hơn mới có thể kiểm soát được đại dịch.

Cập nhật tình hình dịch bệnh, tính đến 8h30 ngày 22/5 theo giờ Việt Nam, thế giới ghi nhận hơn 166 triệu ca nhiễm COVID-19, số ca tử vong là trên 3,4 triệu người và hơn 147 triệu bệnh nhân đã phục hồi. Mỹ, Ấn Độ và Brazil vẫn là 3 nước có số ca nhiễm cao nhất thế giới với lần lượt là gần 34 triệu ca, hơn 26,2 triệu ca và gần 16 triệu trường hợp.

Để phòng chống dịch bệnh lây lan, Canada đã ra lệnh cấm đối với các chuyến bay chở khách từ Ấn Độ và Pakistan. Lệnh cấm có hiệu lực trong 30 ngày nữa, tức là đến ngày 21/6 như một phần của nỗ lực kiềm chế COVID-19.

Về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Canada Omar Alghabra giải thích, kể từ khi thủ đô Ottawa lần đầu tiên công bố lệnh cấm vào ngày 22/4 khi số ca nhiễm ở Ấn Độ tăng vọt, nước này đã chứng kiến sự suy giảm rõ rệt trong số ca nhiễm COVID-19 đến từ các hành khách di chuyển bằng đường hàng không. Do đó, các biện pháp này sẽ được duy trì để giúp bảo vệ người dân Canada, quản lý nguy cơ gia tăng các trường hợp COVID-19 nhập cảnh và xuất hiện các biến thể đáng lo ngại.

Được biết, quy định hạn chế này sẽ không ảnh hưởng đến các chuyến bay chở hàng.

Phó Giám đốc Cơ quan Y tế Cộng đồng Canada Howard Njoo nhận định, kể từ khi tiến trình tiêm chủng được tăng cường trên khắp cả nước, số ca nhiễm mới hằng ngày đã giảm 25% kể từ tuần trước. Hiện trung bình là khoảng 5.000 ca.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA & Worldmeters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

Trong một phân tích của Morgan Stanley, các thị trường mới nổi như Ấn Độ đang trên đà thúc đẩy tăng trưởng của châu Á, khi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc dần suy giảm. Đáng chú ý, Ấn Độ cùng với các nền kinh tế Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines và Malaysia được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng của khu vực.

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai
Return to top