Thế giới

IMF: Hàn Quốc vẫn là nền kinh tế lớn thứ 10 toàn cầu trong 2022

ClockThứ Hai, 27/12/2021 11:02
IMF dự đoán GDP danh nghĩa của Hàn Quốc ước tính đạt 1.820 tỷ USD trong năm 2021 và 1.910 tỷ USD trong năm 2022 và sẽ giữ vị trí nền kinh tế lớn thứ 10 toàn cầu ba năm liên tiếp.

IMF: Hàn Quốc đối mặt với mối lo ngại nợ công gia tăng trong năm tớiKinh tế thế giới giảm tăng trưởng 4% do ảnh hưởng của đại dịchSri Lanka tìm kiếm trợ giúp từ IMF sau vụ khủng bố hàng loạtIMF: Thương mại Mỹ-Trung có thể giảm tới 70% nếu cuộc chiến leo thangHàn Quốc tăng trưởng từ 2,6 – 2,7% trong năm 2019

Cảng hàng hóa ở Busan, Hàn Quốc. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo năm 2022 sẽ là năm thứ ba liên tiếp Hàn Quốc là nền kinh tế lớn thứ 10 toàn cầu về Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).

IMF dự đoán nền kinh tế Hàn Quốc sẽ tăng trưởng 4,3% trong năm 2021 và 3,3% năm 2022. Cụ thể, GDP danh nghĩa của Hàn Quốc ước tính đạt 1.820 tỷ USD trong năm 2021 và 1.910 tỷ USD trong năm 2022.

Nếu những dự báo trên thành hiện thực, Hàn Quốc sẽ tiếp tục là nền kinh tế lớn thứ 10 kể từ năm 2020.

Kinh tế Hàn Quốc đã giữ vị trí thứ 10 thế giới trong năm 2018, sau đó tụt xuống thứ 12 vào năm 2019 và quay trở lại vị trí thứ 10 vào năm 2020.

Nền kinh tế lớn thứ tư châu Á đã có dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch, trong bối cảnh xuất khẩu tăng mạnh và tiêu dùng phục hồi.

Tuy nhiên, nước này đang phải đối mặt với những rủi ro ngày càng tăng cao do sự gia tăng các ca mắc COVID-19 và sự xuất hiện của biến thể mới Omicron đang gây hoài nghi về sự phục hồi của chi tiêu cá nhân.

Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) dự báo kinh tế Hàn Quốc sẽ tăng trưởng 4% trong năm nay và 3% trong năm tới. Động lực chính thúc đẩy kinh tế Hàn Quốc phục hồi tăng trưởng nhanh là xuất khẩu chip bán dẫn và ôtô tăng mạnh.

Xuất khẩu tháng 11 vừa qua tăng hơn 32% so với cùng kỳ năm trước, đạt kỷ lục trên 60 tỷ USD, qua đó kéo dài đà tăng trưởng tháng thứ 13 liên tiếp. Xuất khẩu của Hàn Quốc trong năm nay dự báo sẽ đạt mức cao nhất từ trước tới nay.

Tuy vậy, Hàn Quốc đang phải đối mặt với áp lực lạm phát gia tăng, do giá dầu và nông sản tăng cao khi tăng trưởng kinh tế phục hồi.

Một số chuyên gia nhận định nền kinh tế Hàn Quốc có nguy cơ rơi vào tình trạng lạm phát đình trệ - hiện tượng kinh tế tăng trưởng thấp, trong khi tỷ lệ lạm phát cao, nếu sự không chắc chắn về biến thể Omicron kéo dài.

Theo TTXVN/Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu

Hiện nay, tính cấp thiết của việc tìm ra giải pháp cho tình thế tiến thoái lưỡng nan về biến đổi khí hậu chưa bao giờ rõ ràng hơn. Vào năm 2024, cuộc thảo luận toàn cầu về thích ứng với khí hậu đã trở nên sâu sắc. Nhiệt độ tăng cao, các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và hệ sinh thái thay đổi đặt ra những thách thức đáng kể cho cả các quốc gia phát triển và đang phát triển.

GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu
Australia tiếp tục hỗ trợ UNDP giải quyết các thách thức phát triển toàn cầu

Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) ngày 18/12 cho hay, Chính phủ Australia vừa đóng góp 13 triệu đô la Australia (tương đương 8,4 triệu USD) vào các nguồn lực cốt lõi của UNDP cho năm 2024. Đóng góp đáng kể này thể hiện cam kết liên tục của Australia đối với sự phát triển bền vững và quan hệ đối tác với UNDP.

Australia tiếp tục hỗ trợ UNDP giải quyết các thách thức phát triển toàn cầu
Hướng đến giáo dục nghề nghiệp xanh và bền vững

Ngày 13/12, Trường cao đẳng Công nghiệp Huế (HueIC) phối hợp với Viện Nghiên cứu giáo dục nghề nghiệp Hàn Quốc (KRIVET) tổ chức hội thảo chia sẻ chuyên môn "Phát triển giáo dục nghề nghiệp bền vững: Từ chuyển đổi số đến GDNN xanh".

Hướng đến giáo dục nghề nghiệp xanh và bền vững
IMF: Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”

Các nhà kinh tế từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, các nền kinh tế châu Á đủ sức chống chịu với biến động và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc vượt qua các thách thức một cách bình tĩnh, trong bối cảnh khu vực này đang phải đối mặt với nhiều rủi ro nội bộ khác nhau bên cạnh việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ quay trở lại Nhà Trắng.

IMF Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”
Return to top